TUYẾN TRÙNG KÝ SINH CÔN TRÙNG
Tuyến trùng Steinernema carpocapsae
Côn trùng bị chết do tuyến trùng ký sinh
Các thuật ngữ về sinh vật ký sinh
-Từ
nguyên của từ "Parasite" (ký sinh)
Lần đầu tiên sử dụng trong tiếng
Anh năm 1539, từ Parasite đến từ tiếng Pháp thời trung cổ “Parasite” có nghĩa là “ký sinh trùng”, Parasite từ tiếng Latin parasitus, và từ tiếng Hy Lạp (Parasitos) "một người ăn tại bàn của người
khác", từ (Parasitos)
trong tiếng Hy Lạp gồm (Para) + (sitismos) có nghĩa là "cho ăn, vỗ
béo".
Thuật ngữ này được dùng trong
tiếng Anh vào năm 1611, để chỉ trạng thái ký sinh trong thế giới sinh
vật đến từ
-Động vật ăn thịt (Predators)
Trong sinh thái, động vật ăn thịt (Predators) mô tả mối tương tác sinh học giữa loài động vật ăn
thịt (săn mồi) và sinh vật bị tấn công (con mồi). Hiện tượng này xảy ra trong
thế giới tự nhiên rất phổ biến và tạo thành các chuổi thức ăn trong hệ sinh
thái.
Trong bảo vệ thực vật có nhiều
động vật ăn côn trùng được xếp vào động vật có ích ( như chim, vịt, cá, ếch,
nhái…) và thiên địch ăn mồi (Nhện, bọ rùa, kiến ba khoang, chuồn chuồn kim…).
-Hiện tượng ký sinh (Parasitism)
Hiện tượng ký sinh là một mối quan hệ lẫn nhau giữa các sinh vật khác loài,
trong đó sinh vật ký sinh tìm nguồn thức ăn từ cơ thể của sinh vật khác, gọi là
sinh vật ký sinh (parasite) và sinh vật cấp nguồn thức ăn gọi là ký chủ (host).
-Vật ký sinh hay ký sinh trùng (parasite)
Các vật ký sinh ngày nay đề cập đến microparasites , chúng là những sinh vật có kích
thước nhỏ bé hơn so với ký chủ, chẳng hạn như virus , vi khuẩn , động vật nguyên sinh (protozoas), tuyến
trùng (nematodes) ... và có thể được truyền trực tiếp giữa các cá thể ký chủ
trong cùng một loài.
Không giống như động vật ăn thịt, sinh vật ký sinh nói
chung có kích thước nhỏ hơn nhiều so với ký chủ của chúng. Sinh vật ký sinh có
mức độ chuyên hóa cao và sinh sản với tốc độ nhanh hơn so với vật ký chủ của
chúng.
Ký sinh là sinh vật có ấu trùng phát triển xảy
ra bên trong hoặc trên bề mặt của sinh vật chủ, dẫn đến cái chết của sinh vật chủ. Điều này có nghĩa rằng sự tương
tác giữa ký sinh và vật chủ, khác với quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi.
Các kiểu ký
sinh
Ký sinh là những sinh vật nhỏ hoàn thành hầu hết hoặc tất cả
các chu kỳ cuộc sống của chúng trong vật chủ, và nhiều khả năng nhân mật số cao
trong cơ thể vật chủ. Không phải
tất cả các vật ký sinh đều giết chết vật chủ của chúng, nhưng hầu như luôn luôn
có tác động tiêu cực về sự tồn tại và sự sinh sản của vật chủ.
Ký sinh sống trên bề mặt của vật
chủ được gọi là ngoại ký sinh (ectoparasites).Ví
dụ như một số ve
bét ký sinh trên động vật. Những ký sinh sống bên trong cơ thể ký chủ được gọi là nội ký
sinh (endoparasites). Bao gồm tất cả ký sinh trên côn trùng.
Nội ký sinh (Endoparasites) có
thể tồn tại ở một trong hai hình thức: ký sinh trong xoan cơ thể (intercellular)
hoặc sống trong tế bào của ký chủ (như vi khuẩn, vi rus…). Nhóm náy có xu hước
dựa vào sinh vật thứ 3 như một vector để di chuyển và lan tỏa.
Những
sinh vật là vector truyền bệnh vừa là ký chủ phụ của ký sinh, có thể bị tổn
thương nhưng cũng có thể thích nghi cùng tồn tại với ký sinh, ví dụ như Muỗi
Anophen truyền bệnh ký sinh trùng gây bệnh sốt rét ở người hay rầy nâu truyền bệnh
vàng lùn và lùn xoắn lá trên cây lúa. Những loài vector trung gian đôi khi còn
được gọi là mesoparasite.
Ký
sinh xã hội là hiện tượng ký sinh dựa vào mối quan hệ bầy, đàn để tương tác lây
nhiểm giữa các thành viên sinh vật xã hội như kiến hoặc mối.
Một loài ký sinh trên một loài
khác cũng là vật ký sinh ví dụ như nấm ký sinh trên cơ thể của ong ký sinh trên
côn trùng được gọi là ký sinh bậc cao
(hyperparasitism). Các vật ký
sinh bậc cao được gọi là hyperparasite
hay epiparasite .
Các ký sinh của côn trùng (parasites
of insects)
Nhiều ký sinh trùng và mầm bệnh được biết đến để tấn công
côn trùng, bao gồm virus, vi khuẩn, nấm, protozoans, tuyến trùng, ve bét và kể
cả côn trùng.
Các giai đoạn lây nhiễm của hầu hết các ký sinh ở côn trùng
chủ yếu qua đường miệng, mặc dù một số có thể xâm nhập vào lỗ chân lông hoặc
khớp màng trong lớp biểu bì của côn trùng. Nhiều
nhà nghiên cứu khám phá vai trò của ký sinh trùng và các bệnh truyền nhiễm côn
trùng để kiểm soát mật số côn trùng hay kiểm soát sinh học (biocontrol).
Côn trùng có thể bị ký sinh bởi nhiều loài sinh vật như:
-Côn trùng ký sinh của
côn trùng (insectic parasites of insects):
Bao gồm nhiều loài ong và ruồi ký sinh như các loài Anaphes, Aphidius ,
Aphytis spp , Bracon
cushmani , Encarsia
Formosa , Encarsia,
Formosa , Hyposoter
exiguae , Lysiphlebus
testaceipes , Tachinid
, Trichogramma spp . Trioxys
pallidus …
-Tuyến trùng ký sinh côn trùng (nematodic parasites of
insects):
Rất ít được biết đến như các loài tuyến trùng : Steinernema: S. carpocapsae, S. feltiae, S. riobravis,
Heterorhabditis bacteriophora, H. megidis ...
-Sinh vật đơn bào ký sinh côn trùng (protozoan
parastes of insects):
Như nhiều loài Sarcodina, Flagellata, Infosoria,
Sporozoa
(Coccidae, Neogregarinida ,Cnidospora), Ophryocystis
elektroscirrha , Nosema...
-Nấm ký sinh côn trùng (fungal parasites of insects):
Như nhiều loài: Metarhizium anisopliae, Beauveria bassiana, B.tenella, Hirsutella thompsonii, Nomuraea rileyi, farinosus Paecilomyces,
Lecanicillium lecanii, Coelomomyces spp, Paearia rileyi, Entomophthora
sp.
-Vi khuẩn ký sinh côn trùng
(bacterial parasites of insects):
Như như nhiều loài:
-Pseudomonas: (Ps. aeruginosa, Ps. chlororaphis, Ps. reptilivora, Ps. septica, Ps.putida);
-Proteus: (Pr. vulguris, Pr. mirabilis, Pr. Rettgeri).
-Clostridium: (Cl. brevifaciens, Cl. malacosomae.).
-Bacillus: (B. popilliae, fribourgensis
B., B. lentimorbus, euloomarahae B., B. cereus, B. thuringiensis).
-Và : Serratia marcescens.
-Virus ký
sinh côn trùng (viral parasites of insects):
Như virus khối đa diện NPV,
virus dạng hạt GV.
Tuyến trùng ký sinh côn trùng
Tìm hiểu về tuyến trùng
Theo từ điển bách khoa Việt Nam, Ngành giun tròn (Nemathelminthes), ngành động vật
không xương sống, có khoang cơ thể nguyên sinh, có ống tiêu hoá nhưng chưa có
hệ tuần hoàn và hô hấp. Phần lớn các loài đơn tính, hệ sinh dục cấu tạo đơn
giản, hệ thần kinh cấu tạo đặc trưng kiểu ortogon, hệ bài tiết có thể có hoặc
không, hay là dạng biến đổi của tuyến da hoặc theo kiểu nguyên đơn thận.
Ngoài đặc điểm trên, Giun tròn (GT) còn có những đặc điểm
riêng: tầng cuticun, lớn lên bằng lột xác, số lượng tế bào trong cơ thể
tương đối ít, ổn định, phân cắt trứng xác định. Mỗi loài có chu kì sống riêng.
Gồm các lớp: Giun tròn (GT), Giun bụng lông, Giun cước, Trùng bánh xe, Pripulida và Giun đầu gai.
Có khoảng 18 nghìn loài, sống tự do trong đất, nước, kí sinh ở
người, động vật, thực vật. Những năm gần đây, nhờ những nghiên cứu sâu các đại
diện của ngành, người ta có thể hình dung chung nguồn gốc của GT là từ sán tiêm
mao như trong chu trình phát triển của các loài có giai đoạn có tiêm mao... GT
kí sinh gây tổn thương tại chỗ, tiết độc tố làm suy nhược cơ thể, mở đường cho
các bệnh khác xâm nhập vào.
Theo từ điển Vikipedia tiếng
Việt, Tuyến trùng là một lớp thuộc ngành giun tròn, đã thích nghi thành công
gần như tất cả các hệ sinh thái từ biển, nước ngọt, đất, và từ các
vùng cực đến các vùng nhiệt đới, từ độ cao thấp nhất đến cao nhất.
Tuyến trùng có cấu tạo đơn
giản, không màu.Tuyến trùng có thể sống
tự do, săn mồi hoặc ký sinh , và nhiều loài ký sinh gây bệnh quan trọng của
thực vật, động vật và con người.
Những
loài tuyến trùng ký sinh côn trùng
Hơn 800 năm về trước, tại Trung Quốc đã có tài liệu ghi lại
những hiện tượng côn trùng gây hại cây trống bị “một loài trùng” giết hại. Một trong
những ghi chép cổ (Gaoyou Zhouzhi) có chép lại rằng: " Năm 1196, hàng loạt
châu chấu bị chết. Có “một loài trùng” đã ăn hết não của chúng." Về sau,
các nhà khoa học đã biết được, châu chấu, một loài côn trùng có hại đã bị một
loài tuyến trùng tiêu diệt. Hiện nay, trên thế giới, ngày càng có nhiều các
nghiên cứu về tuyến trùng ký sinh. Lĩnh vực này đã trở thành một ngành khoa học
chuyên nghiên cứu về tuyến trùng ký sinh trên sâu bọ (entomo- helminthology).
Có những loài tuyến trùng chuyên ký sinh côn trùng rất có
lợi trong kiểm soát sinh học, chúng có thể dùng như loại thuốc trừ sâu sinh học
diệt côn trùng trong đất rất có hiệu quả mà thuốc hóa học diệt không hiệu quả nhưng
rất tốn kém và gây ô nhiểm môi trường.
Vào năm 1979, TS. Geogre. O. Poinar, khoa Côn trùng học, trường ĐH
bang Oregon - Mỹ, đã đưa ra 19 họ trùng ký sinh trên côn trùng sâu bọ, như: Allantone - matidae,Diplogasteridae, Heterorhabditidae, Mermithidae, Neotylenchidae, Rhabditidae,Sphaerulariidae, Steinernematidae, và Tetradonematidae...Những loài
trùng ký sinh này có thể giết hại, làm mất khả năng sinh sản hay làm biến đổi
sự phát triển của vật chủ (sâu bệnh).
Triển vọng sử dụng tuyến
trùng ký sinh côn trùng trong kiểm soát sinh học
Những
thành tựu đạt được
Với những nổ lực nghiên cứu trong những năm gần đây các nhà
khoa học Châu Âu và Bắc Mỹ đã tìm ra được nhiều loài trong hai Chi của tuyến
trùng chuyên ký sinh trên côn trùng trong đất. Các loài này sống trong môi
trường hữu cơ hoai mục, chỉ ký sinh và tiêu diệt côn trùng đất rất nhanh chóng,
chỉ trong 24-48 giờ mà không gây hại cho cây trồng và các sinh vật khác. Phổ
diệt côn trùng rất rộng, hiện nay được biết có hàng chục loài côn trùng quan
trọng sống tự nhiên trong đất bị tiêu diệt bởi các loài tuyến trùng ký sinh
này.
Entomopathogenic nematodes - nhóm tuyến trùng ký sinh và gây
bệnh cho côn trùng được coi là biện pháp sinh học có nhiều triển vọng do những
ưu thế như khả năng diệt sâu bọ, an toàn cho người, động vật và không gây khả
năng "kháng thuốc" ở sâu hại.
Ngày nay các nhà khoa học đã xác định được ít nhất 3 loài
trong Chi Steinernema và 2 loài trong
Chi Heterorhabditis có khả năng dùng
trong kiểm soát sinh học và một số loài đã được sản xuất thuốc trừ sâu sinh học
ở dạng công nghiệp đã thành công ở Mỹ và Châu Âu.
Các loài tuyến trùng ký sinh côn trùng có hiệu quả trừ sâu
cao và an toàn được biết đến là:
-Trong Chi Steinernema: gồm 3 loài S. carpocapsae,
S. feltiae, S. riobravis.
-Trong Chi Heterorhabditis: gồm 2 loài H.bacteriophora và H. megidis /
Số Chi và Loài tuyến trùng
ký sinh côn trùng có giá trị cao hứa hẹn sẽ đem lại cho ngành BVTV những sản
phẩm kiểm soát sinh học mới đầy triển vọng không những chỉ diệt côn trùng gây
hại thực vật trong đất mà diệt cả côn trùng gây hại trên cây.
Đặc điểm
sinh học của các loài tuyến trùng ký sinh sâu quan trọng
1-Steinernema carpocapsae: Là
loài khá phổ biến và linh hoạt nhất
trong tất cả các loài tuyến trùng entomopathogenic được biết hiện nay. Các thuộc tính quan trọng bao gồm dễ
dàng sản xuất hàng loạt và khả năng bảo quản sản phẩm khô trong vài tháng ở
nhiệt độ phòng.
Loài này diệt hiệu quả ấu trùng của côn trùng Bộ cánh vảy,
Bộ cánh màng, Bộ cánh cứng và sâu đục trong gổ. Chúng tìm con mồi ký sinh theo
cách quen thuộc của loài tuyến trùng là dùng gai nhọn ở đuôi đưa thẳng đứng lên
mặt đất và và chờ đợi hoặc "phục kích" con mồi đi qua. Khi cái đuôi
nhọn của nó ghim vào con mồi, chúng bám vào da con mồi và tìm cách đục khoét
vào bên trong cơ thể, từ đó hút dịch dinh dưỡng và sinh sản nhanh chóng để diệt
con mồi chỉ trong 24-48 giờ. Chúng tiếp tục tấn công xác chết con mồi và nhân
mật số cho đến khi xác con mồi không còn chất dinh dưỡng.
Do đó, loài tuyến
trùng S. carpocapsae có
hiệu quả nhất khi áp dụng chống lại côn trùng di động cao trên bề mặt đất hay
cây trồng (khi được phun hay tưới).
Loài này phát hiện con mồi
bằng cách đánh hơi qua lượng khí CO2 từ lổ thở của ký chủ, khi ký
chủ đến gần thì gai nhọn ở đuôi sẳn sàng vươn lên để đeo bám được con mồi. Hiệu
quả nhất ở nhiệt độ từ 22 đến 28 ° C.
2-Steinernema feltiae: Tấn công chủ yếu trên ấu trùng của
ruồi và muỗi trong môi trường cạn và trong nước. Ngoài diệt côn trùng hại cây,
loài này còn có tác dụng diệt ru62i và muỗi, mở ra triển vọng mới trong bảo vệ
môi trường như diệt ấu trùng ruồi, muỗi trong cống rảnh, chuồng trại chăn nuôi,
trong các bải rác công cộng.
Đây là loài duy nhất duy trì lây nhiễm ở nhiệt độ đất dưới
10°C.
S. feltiae có sự ổn định
thấp hơn các steinernematids khác.
3-Steinernema riobravis: Loài này gây bệnh côn trùng rất cao, cho
đến nay được cô lập chỉ từ Rio Grande Valley của Texas ở Mỹ. Loài này tấn công
trên nhiều loài côn trùng khác nhau.Tính linh hoạt này có thể là do khả năng
khai thác chiến thuật “Phục kích” và khả năng di động trong nước như “tàu tuần
tiểu” để tìm kiếm con mồi.
Các thử nghiệm đã chứng minh loài tuyến trùng ký sinh này có
hiệu quả diệt được sây đục râu ngô và dế nhũi. Ở Bang Florida (Mỹ), hàng chục ngàn mẫu đất của cây
có múi được điều trị hàng năm để kiểm soát mọt gốc với kết quả rất ấn tượng. Đây là một tuyến trùng chịu nhiệt độ
cao, hiệu quả diệt côn trùng cao nhất ở đất có nhiệt độ trên 35°C, mở ra triển
vọng áp dụng cho vùng nhiệt đới.
Cải tiến mức ổn định của loài này đang được nghiên cứu để
phát huy hết tiềm năng của nó. Loài S.
riobravis ngoài diệt côn trùng còn ký
sinh và cạnh tranh được ngay cả các loài tuyến trùng khác gây hại cây. Sản phẩm
của loài đã được bán trên thị trường để ức chế tuyến trùng ký
sinh thực vật trên sân cỏ ở Mỹ và Châu Âu.
4-Steinernema scapterisci: Là loài tuyến trùng
entomopathogenic chỉ được sử dụng trong một chương trình kiểm soát sinh học cổ
điển, S.
scapterisci được
phân lập từ Uruguay và lần đầu tiên phát hành vào Floridavào năm 1985 để ngăn chặn một
loại côn trùng quan trọng là dế nốt ruồi. Loài
này được kết luận là kiểm soát dế nốt ruồi ấu trùng và trưởng thành rất có hiệu
quả.
Loài tuyến trùng Steinernema scapterisci có sản phẩm thương
mại từ năm 1993, tuyến trùng này cũng
được bán như là một thuốc trừ sâu sinh học, khả năng tuyệt vời của nó là tồn
tại và kiểm soát dài hạn góp phần vào hiệu quả tổng thể.
5-Heterorhabditis bacteriophora: Là một trong số các loài tuyến trùng entomopathogenic quan trọng nhất,
H. bacteriophora linh
hoạt đáng kể, tấn công ấu trùng nhiều loài côn trùng thuộc Bộ cánh vãy và cánh
cứng.
Loài tuyến trùng này di động linh hoạt trong môi trường ẩm,
chúng diệt có hiệu quả mọt gốc của cây nho đen. Là loài tuyến trùng thích nghi nhiệt
độ ấm, loài H. bacteriophora giảm kiểm soát khi nhiệt độ đất
giảm xuống dưới 20°C.
Đặc tính kém ổn định đã hạn chế tính hữu ích của giun tròn
thú vị này: thời hạn sử dụng là một vấn đề quan tâm vì ấu trùng của loài tuyến
trùng này dể bị chết đi sau vài ngày nên chỉ có ở dạng “thương phẩm tươi”.
6-Heterorhabditis megidis: Đầu tiên cô lập ở Ohio , loài tuyến trùng này được bán trên
thị trường ở Tây Âu để kiểm soát mọt cây nho đen và côn trùng đất khác nhau. Kích thước lớn của nó và sự bất ổn
định heterorhabditid đặc trưng, làm cho nó còn nhiều hạn chế trong thương phẩm hiện nay.
Cơ chế diệt côn trùng của tuyến trùng ký sinh sâu
Tuyến trùng ký sinh diệt côn trùng rất nhanh và rất hiệu quả
do các cơ chế sau đây:
1-Do sự bòn rút các chất dinh dưỡng trong cơ thể ký chủ
Cơ chế này là bình thường so với vật ký sinh. Nhưng với kích
thước khá lớn và mật số sinh sản rất nhanh nên côn trùng bị diệt tương đối
nhanh so với ong, ruồi hoặc nấm ký sinh.
2-Do sự phá hỏng các bào quan trong cơ thể ký chủ
Đây cũng là cơ chế bình thường, với tính háo ăn và nhân mật
số rất nhanh nên các bào quan của côn trùng ký chủ bị tổn hại nhanh chóng dẫn
đến cái chết nhanh hơn của côn trùng ký chủ so với các loài ký sinh côn trùng
khác.
Cần lưu ý rằng ong ký sinh như ong đa phôi có thể nhân mật
số trong cơ thể ký chủ nhưng ấu trùng của chúng không gây tổn hại các bào quan
vì chúng lợi dụng sự sống còn của ký chủ như nhà máy sản xuất thức ăn để nuôi
dưỡng lâu dài giai đoạn ấu trùng của ký sinh. Ký chủ chỉ bị chết sau khi giai
đoạn ấu trùng của ký sinh hoàn thành.
3-Cơ chế diệt côn trùng ký chủ nhanh do vi khuẩn cộng sinh trong
cơ thể tuyến trùng
Hai cơ chế nêu trên đủ làm cho côn trùng ký chủ chết nhanh
hơn, nhưng ở tuyến trùng ký sinh sâu cần hạ gục nhanh ký chủ vì chúng không cần
ký chủ sống lâu dài để cung cấp nguồn thức ăn dần dần như ở ong ký sinh. Vì
chúng cần nhân nhanh mật số và ăn được xác bả ký chủ sau khi chết.
Cơ chế diệt sâu nhanh nhờ vào loài vi khuẩn cộng sinh chuyên
biệt sống trong cơ thể của tuyến trùng ký sinh. Trong Chi Steinernema của tuyến trùng ký sinh có loài vi khuẩn cộng
sinh Xenorhabdus sp. Và
trong Chi Heterorhabditis
có loài vi khuẩn cộng sinh Photorhabdus sp.
Những loài vi khuẩn này
tấn công vào các tế bào trong mô của côn trùng ký chủ và hóa lỏng thành dịch dể
tuyến trùng ký sinh hút chất dinh dưỡng thoải mái và trưởng thành nhanh chóng.
Chính cơ chế đặc biệt này
mà hiện nay chỉ tìm thấy được 5/30 tuyến trùng ký sinh sâu có giá trị kinh tế
và hiệu quả cao nhờ tính ổ định của vi khuẩn trong cơ thể tuyến trùng ký sinh.
Tuyến trùng ký sinh sâu được dùng trong kiểm soát sinh học
Tuyến trùng ký sinh
sâu được dùng như thuốc trừ sâu sinh học
Hiện nay có trên 20 Công ty sản xuất thuốc trừ sâu sinh học
ở Châu Âu và bắc Mỹ đã sản xuất thành công và đưa ra thị trường các sản phẩm
thuốc trừ sâu sinh học từ nguyên liệu cơ thể tuyến trùng sống để trị các loài
côn trùng sau đây:
Loài cây trồng
|
Côn
trùng gây hại
|
Loài tuyến
trùng ký sinh sâu
|
Cây quả
mộng (Berries)
|
Sùng rể
|
Heterorhabditis
bacteriophora
|
Cây có
múi (Citrus)
|
Sùng rể
|
Steinernema
riobravis
|
Cây quốc
(Cranberries)
|
Sùng rể
|
H. bacteriophora, S. carpocapsae |
|
Sâu cạp vỏ cây
quốc
|
S.
carpocapsae
|
Nấm rơm
(Mushrooms)
|
Mọt nấm
|
S. feltiae
|
Cây cảnh
(Ornamentals)
|
Sùng rể
|
H.
bacteriophora, H. megidis
|
|
Sâu đục thân
|
S.
carpocapsae, H. bacteriophora
|
|
Muỗi nấm
|
S. feltiae
|
Sân cỏ (Turf)
|
Bọ hung
|
H.
bacteriophora
|
|
Sùng gốc
|
S.
riobravis, S. scapterisci
|
|
Mọt vòi dài
|
H.
bacteriophora, S. carpocapsae
|
|
Sâu lá, Sâu mạng
|
S.
carpocapsae
|
Gần đây các sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học đã phát triển
nhanh chóng và được thương mại hóa ở Châu Âu và Bắc Mỹ để kiểm soát côn trùng
hại cây trồng như danh sách sau đây:
Dùng tuyến trùng ký sinh như thuốc trừ sâu
sinh học
Dịch hại
Tên phổ biến
|
Dịch hại
Tên khoa học
|
Cây trồng
Mục tiêu
|
Loài tuyến trùng có hiệu quả
|
Nhậy lông hại
Cây Artichoke
|
Platyptilia carduidactyla
|
Artichoke
|
Sc
|
Sâu ăn tạp
|
Lepidoptera: Noctuidae
|
Rau cải
|
Sc, Sf, Sr
|
Bọ nhậy chuối
|
Opogona sachari
|
Cây cảnh
|
Hb, Sc
|
Sùng rể chuối
|
Cosmopolites sordidus
|
Chuối
|
Sc, Sf, Sg
|
Mọt vòi dài
|
Sphenophorus spp. (Coleoptera: Curculionidae)
|
Sân cỏ
|
Hb,Sc
|
Sâu xám
|
Agrotis ipsilon
|
Sân cỏ, rau
|
Sc
|
Mọt gốc nho đen
|
Otiorhynchus sulcatus
|
Nho, cây cảnh
|
Hb, Hd, Hm, Hmeg, Sc, Sg
|
Sâu ăn tạp
|
Synanthedon spp. Và các loài khác
|
Cây ăn quả & cây cảnh
|
Hb, Sc, Sf
|
Bọ chét hại cây
|
Ctenocephalides felis
|
Sân nhà, bải cỏ
|
Sc
|
Mọt rể cây có múi
|
Pachnaeus spp. (Coleoptera: Curculionidae
|
Chanh, cây cảnh
|
Sr, Hb
|
Mọt Codling
|
Cydia pomonella
|
Cây táo
|
Sc, Sf
|
Sâu tai ngô
|
Helicoverpa zea
|
Rau
|
Sc, Sf, Sr
|
Mọt rể ngô
|
Diabrotica spp.
|
Rau
|
Hb, Sc
|
Mọt gốc nho
|
Chrysoteuchia topiaria
|
Nho
|
Sc
|
Giòi đục lá
|
Diptera: Tipulidae
|
Sân cỏ
|
Sc
|
Mọt gốc
|
Diaprepes abbreviatus
|
Chanh, cây cảnh
|
Hb, Sr
|
Giòi nấm
|
Diptera: Sciaridae
|
Nấm, cây nhà kinh
|
Sf, Hb
|
Mọt hại gốc nho
|
Vitacea polistiformis
|
Nho
|
Hz, Hb
|
Sâu cây Iris
|
Macronoctua onusta
|
Cây Iris
|
Hb, Sc
|
Mọt thông
|
Hylobius albietis
|
Cây trồng rừng
|
Hd, Sc
|
Sâu vẻ bùa
|
Liriomyza spp. (Diptera: Agromyzidae)
|
Rau, cây cảnh
|
Sc, Sf
|
Mọt gốc cỏ
|
Scapteriscus spp.
|
Sân cỏ
|
Sc, Sr, Scap
|
Sâu rốn cam
|
Amyelois transitella
|
Đậu và cây ăn quả
|
Sc
|
Plum curculio
|
Conotrachelus nenuphar
|
Cây ăn quả
|
Sr
|
Scarab grubs**
|
Coleoptera: Scarabaeidae
|
Sân cỏ, cây cảnh
|
Hb, Sc, Sg, Ss, Hz
|
Ruồi đục lá
|
Scatella spp.
|
Cây cảnh
|
Sc, Sf
|
Mọt rể dâu tây
|
Otiorhynchus ovatus
|
Dâu tây
|
Hm
|
Bọ cánh cứng
|
Aethina tumida
|
Tổ ong
|
Yes (Hi, Sr)
|
Sùng củ
|
Cylas formicarius
|
Củ cải đường
|
Hb, Sc, Sf
|
Ghi chú:
* Thành công ít nhất 75 % trong thí nghiệm.
** Hiệu quả với nhiều loài dịch hại với các
loài tuyến trùng ký sinh khác nhau trong Chi.
Hb=Heterorhabditis bacteriophora, Hd = H.
downesi, Hi = H. indica, Hm= H. marelata, Hmeg = H. megidis, Hz = H.
zealandica, Sc=Steinernema carpocapsae, Sf=S. feltiae, Sg=S. glaseri, Sk = S.
kushidai, Sr=S. riobrave, Sscap=S. scapterisci, Ss = S. scarabaei.
Nguồn: (Lewis và Grewal, 2005).
Địa chỉ các Công ty kinh doanh thuốc trừ sâu sinh học từ tuyến
trùng ký sinh
Sau đây là danh sách các Công ty kinh doanh thương mại thuốc
trừ sâu sinh học từ tuyến trùng ký sinh có uy tín trên thế giới.
|
|
ARBICO,
Inc.
Telephone: 520-825-9785,
FAX: 520-825-2038
Hb, Sc, Sf.
|
|
|
BioLogic Company
Springtown Road, P.O. Box 177 Willow Hill, PA 17271
Hb, Sc, Sf.
|
Telephone: 800/321-5656,
FAX: 330-302-4204 ;
FAX: 330-722-2616
|
E ~nema Germany.
Telephone:+49-4307-8295-0;
FAX: +49-4307-8295-14
Hb, Sc, Sf
|
Lawrenceburg, IN 47025.
Telephone: 513-354-1482
|
|
Greenfire Inc.
Telephone: 530-895-8301,
800-895-8307;
FAX: 530-895-8317
Hb, Sc (mixture)
|
|
|
|
|
Koppert (The Netherlands)
Telephone:1-800- 928-8827
FAX: 734 641 3799
Hb, Hmeg, Sc, Sf.
|
|
|
|
Nature's Control
Telephone: 541-245-6033;
FAX: 800-698-6250
Hb, Sc.
|
|
|
|
|
|
Yardlover
Telephone: 866-215-2230.
Hb, Sc, Sf.
|
|
Kết luận
Việc nghiên cứu và phát hiện ra các loài tuyến trùng ký sinh
sâu (entomo- helminthology) là một thành quả mới của ngành Bảo Vệ thực
vật trên thế giới. Tìm ra những loài tuyến trùng ký sinh sâu có khả năng sản
xuất công nghiệp cung cấp đến nông dân những loại thuốc trừ sâu sinh học thân
thiện với môi trường là một xu thế mới cần thiết cho nền nông nghiệp bền vững.
Các sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học từ tuyến trùng co những
ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
1-Dể tạo sinh khối trong công nghiệp với giá thành rẽ.
2-Có khả năng tái sinh trong môi trường nên hiệu quả kéo
dài.
3-Có khả năng nhân mật số trong môi trường thủ công hoặc bán
công nghiệp để hạ giá thành cho người sử dụng.
4-Chống được các loài sâu kháng thuốc và khó tạo được tính
kháng của dịch hại.
5-Diệt được nhiều côn trùng trong đất mà các loại thuốc sinh
học rất khó diệt, rất tốn kém và gây ô nhiểm.
6-Thuốc trừ sâu sinh học từ tuyến trùng ký sinh không gây ô
nhiểm môi trường và an toàn cho sức khỏe con người.
Khuyết điểm:
1-Do kích thước lớn nên khó bảo quản được lâu như các chế
phẩm vi sinh từ nấm và vi khuẩn.
2-Do kích thước lớn nên chủ yếu dùng phương pháp tưới hoặc
phun với vòi phun lổ lớn, không dùng được cho bình phun bét nhỏ.
3-Chủ yếu diệt côn trùng ở gốc, rể và không có hiệu quả cao
và lâu dài khi diệt côn trùng trên thân lá.
Tài liệu tham khảo