Ốc bươu vàng: Loài dịch hại lúa nguy hiểm ở Châu Á


Ốc bươu vàng: Dịch hại nguy hiểm trên ruộng lúa

Ốc bươu vàng

Biến thể của Ốc bươu vàng
-Tên gọi khác: Ốc Pháp, Ốc Đài Loan.
-Tên tiếng Anh: Golden snail, Golden apple snail, Apple snail, Canaled applesnail.
-Tên khoa học: Pomacea canaliculata (Lamarck 1819).
-Tên đồng nghĩa: Ampullaria canaliculata Lamarck, 1822.


Phân loại khoa học


Giới (regnum):
Động vật (Animalia).
Ngành (phylum):
Động vật thân mềm (Mollusca).
Lớp (class):
Chân bụng (Gastropoda).
Liên họ (superfamilia):
Ốc bươu (Ampullarioidea).
Họ (familia):
Ống bươu (Ampullariidae).
Chi (genus):
Ốc bươu vàng (Pomacea)
Phân chi (subgenus):
Ốc bươu vàng (Pomacea).
Loài (species):
Ốc bươu vàng
Pomacea canaliculata (Lamarck, 1819)

Họ Ốc bươu  (Ampullariidae JE Gray, 1824) có 105-170 loài sống ở nước ngọt với 9 Chi và hơn 150 loài được định danh. Tên khoa học đồng nghĩa của loài này là Pilidae.
Họ Ampullariidae bao gồm hai phân họ (theo phân loại của Gastropoda Bouchet - Rocroi, 2005), dựa trên Hế thống phân loại bởi Berthold (1991):
-Tribe Ampullariini Gray, 1824 - Từ đồng nghĩa: Pilidae Preston, 1915 (inv.); Lanistimae Starobogatov, 1983; Pomaceinae Starobogatov, 1983.
-Tribe Sauleini Berthold, năm 1991.
Có 9 Chi tồn tại trong Họ Ampullariidae:
+ Tribe Ampullariini-có 4 Chi:Ampullaria, Pila,  Lanistes, Pomacea.
+ Tribe Sauleini-có 5 Chi: Saulea, Asolene, Felipponea, Marisa, Pomella.
Ốc bươu vàng Pomacea canaliculata là một trong nhiều loài Ốc bươu kích thước lớn trên thế giới. Loài này có nguồn gốc từ Nam Mỹ.
Các loài tương cận:
-Pomacea diffusa.
-Pomacea paludosa.
-Pomacea patula catemacensis Baker
-Pomacea maculata.

Giới thiệu tổng quan

Nguồn gốc và phân bố

Ốc bươu vàng [viết tắt OBV] (Pomacea canaliculata ) là loại ốc bươu thuộc họ Pilidae, lớp Chân bụng (Gastropoda), ngành Thân mềm (Mollusca), có nguồn gốc ở Trung và Nam Mĩ. Ốc được du nhập vào Việt Nam trong những năm 1985-1988 và đã trở thành một trong những sinh vật gây hại nghiêm trọng nhất cho nền nông nghiệp Việt Nam.
Trong hai thập niên 1980s-1990s giống như ở Việt Nam, hàng loạt các nước khác ở Châu Á đã hăng hái nhập nội giốc Ốc Bươu vàng từ Nam Mỹ, Châu Âu và các nước Châu Á đã nhập nội và nuôi trước loài Ốc bươu vàng với ý tưởng tốt đẹp là nhằm để tạo ra nguồn thức ăn mới giàu đạm cho chăn nuôi và bổ sung nguồn thức ăn giàu đạm động vật cho con người. Kết quả không như mong muốn, trái lại đây là loài dịch hại mới trên ruộng lúa mà các nước Châu Á tự nguyện “thỉnh về”.

+Nguồn gốc nguyên bản

OBV Pomacea canaliculata có nguồn gốc bản địa ở Nam Mỹ, được phân bố rộng rãi ở vùng hạ lưu  của lưu vực sông Amazon và lưu vực sông Plata thuộc các địa phận: Đông Nam Brazil, Argentina, Bolivia, ParaguayUruguay. Khu vực này có nhiều loài Ốc bươu vàng khác nhau, Pomacea canaliculata là một trong những loài Ốc bươu vàng của Nam Mỹ trở thành dịch hại chính ở Châu Á với tên gọi tiếng Anh thông dụng nhất là “ Golden apple snail”. Từ này cũng bao gồm nhiều loài Ốc bươu vàng khác nhau chủ yếu được nuôi làm sinh vật cảnh trong chậu ở Châu Âu và Châu Mỹ.
OBV Pomacea canaliculata là một loài ốc nước ngọt có kích thước lớn, trong Ampullariidae. Phạm vi phân bố của OBV P.canaliculata về cơ bản là ở vàng nhiệt đới và cận nhiệt đới, bao gồm Argentina, Bolivia, Paraguay, UruguayBrazil. Phạm vi phấn bố ở cực Nam tại Châu Mỹ của OBV ở hồ Paso de las Piedras, phía nam của tỉnh Buenos Aires, Argentina.

+Nguồn gốc thứ phát

OBV cũng xuất hiện ở Hoa Kỳ, nguồn nhập ban đầu có thể từ những người đam mê sinh vật cảnh. Hiện nay OBV tràn lan ở Mỹ ở các Công viên Langan, Three Mile Creek, Mobile, Alabama; Ở các ao nước giáp Mobile Tensaw thược đồng bằng sông Baldwin County, Little River Wekiva, Orlando và trong nhiều hồ nước như  hồ nước gần Jacksonville, ở Florida, Hồ Mirimar San Diego County ở California, trong ao ở Yuma, Arizona, và rất nhiều địa điểm ở Hawaii. Quần thể mật độ cao tồn tại ở CaliforniaHawaii.

+Phân bố ở các nước mới du nhập

Cuối thập kỷ 1980s Pomacea canaliculata đã lây lan tới Đông Nam Á và bây giờ chúng là dịch hại nan giải trên ruộng lúa nước ở Indonesia, Philippines,Thái Lan, Campuchia, Hồng Kông, miền nam Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
OBV cũng đã xâm chiếm các bộ phận phía Nam của Mỹ (Texas và Florida, tối đa ở trung tâm Ohio) và dự kiến ​​sẽ lây lan thêm trong những năm đến nhiều khu vực mới trên thế giới, kể cả ở Úc.
Hiện nay OBV có mật độ rất cao ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines,  Campuchia, Thái Lan, Lào, Indonesia và cả ở Singapore. Ở các nước khác của Châu Á cũng đang điên đầu vớ dịch OBV như ở Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Sri Lanka và miền nam Trung Quốc.
Ngoài Châu Á, OBV còn xuất hiện nặng nề ở Hawaii, Guam, Papua New Guinea, Cộng hòa Dominica, Mỹ (Florida, Texas, California).

Mô tả

OBV Pomacea canaliculata là loài động vật thân mềm, sống ở nước ngọt với một sự thèm ăn phàm ăn gây hại cho các cây trồng ngập nước như sen, súng, củ ấu, lúa và khoai môn nước. Đây là những loài cây trồng phổ biến ở Châu Á, trong đó có cây lúa là quan trọng nhất.
OBV không chỉ là loài dịch hại quan trọng trên ruộng lúa nước mà còn là loài động vật gây hủy hoại môi trường làm cho các loài ốc bản địa bị mất dần đi và tiến tới con đường tiệt chủng.
Các nghiên cứu gần đây cho biết OBV Pomacea canaliculata là vật chủ bị ký sinh bởi loài ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis, cơ thể OBV chịu đựng được loài ký sinh này nhưng không bị chết. Khi có nhiều OBV trong môi trường ngập nước, chúng là nguồn lân lan ký sinh trùng A. cantonensis để tiêu diệt các loài ốc địa phương khác.
Kết quả này đã được báo cáo khoa học ở Trung Quốc, Philippines và thấy ở Việt Nam các loài ốc địa phương bị mất dần (nhưng chưa thấy có báo cáo khoa học).
Về hình dạng, OBV Pomacea canaliculata được mô tả như sau:

-Toàn cơ thể

Màu sắc của cơ thể thay đổi từ màu vàng (trong hồ nước sạch), đến màu nâu hoặc gần như màu đen với những đốm vàng trên thành miệng. Khi ngưng hoạt động phần miệng và xúc tu được cuộn vào trong thành vỏ và nấp miệng được khép hẹp khi ở dưới nước và đậy hẳn khi ở môi trường cạn.

-Vỏ ốc

Vỏ của OBV dạng gần tròn, trục dọc ngắn hơn trục ngang chút ít. Bình thường màu sắc có thể vàng đậm khi nuôi trong chậu nước sạch, màu nâu khi sống trong nước tốt và màu nâu đen khi sống trong nước bùn. Đại loại màu vàng bị che lấp bởi các màu đậm hơn trong môi trường sống. OBV sống trên ruộng lúa có vân ngang đậm và nhạt thể hie65nto61c độ phát triển của vỏ ốc theo mùa, những vân màu nhạt phát triển trong mùa ngập và những vân màu đậm phát triển trong mùa cạn, thường các vân nhạt rộng hơn các vân đậm.
Kích thước của vỏ có thể lên đến 75 mm chiều ngang.
Vỏ của loài OBV gần hình cầu và tương đối nặng, ở môi trường đất phèn nhẹ vỏ ốc mỏng hơn, trên đất phèn nặng OBV khó phát triển. Trên vỏ ốc có 5-6 vòng xoắn được phân cách bởi một khe sâu thụt vào.
Kích thước miệng (khẩu độ) của OBV rộng và có hình bầu dục. OBV đực có khẩu độ tròn hơn so với ốc cái. Trôn ốc (rốn) rộng lớn và sâu so với các loài ốc bươu địa phương.
Kích thước của những con OBV đã già thay đổi từ 40 đến 60 mm bề rộng và 45 đến 75 mm bề dài tùy thuộc vào điều kiện.

-Nắp miệng

Nắp miệng dầy và có hình gần bầu dục hơi khuyết ở gốc. Ở Ốc nhỏ có màu nhạt và khi già có màu đậm. Nắp miệng ở con đực hơi nhô ra và ở con cái hơi lõm vào ở vùng trung tâm. Nắp miệng và lổ trôn là cơ sở để phân biệt OBV với các loài ốc bươu và ốc lát địa phương và phân biệt giữa con OBV đực và cái.

Vòng đời

Con trưởng thành

Loài này, không giống như hầu hết các ốc khác có có kiểu sinh sản lưỡng tính, nó có con đực và con cái phân biệt rõ ràng.
Khi OBV qua 45-50 thì đến giai đoạn trưởng thành và có khả năng giao phối và con cái đẻ trứng được. Khi đó chúng đạt kích thước khoảng 2 cm trở lên.
Sau khi giao phối con cái lưu giữ lại tinh trùng của con đực, chỉ một lần giao phối sau đó con cái đẻ nhiều lần với những ổ trứng có thời gian cách xa nhưng trứng vẩn được thụ tinh bình thường.
Trong môi trường sống ở những vùng mới du nhập, OBV đực và cái có thể giao phối với ốc bươu địa phương nhưng chưa được chứng minh khoa học là có dạng con lai. Bởi vì OBV còn khác xa với các loài ốc bươu địa phương về mặt di truyền. Điểm khác biệt về cấu trúc cơ thể điển hình là: OBV vừa có mang vừa có phổi, trong khi đó ốc bươu địa phương sống dưới nước chỉ có mang mà thôi.

Trứng

Do giàu carotenoid nên vỏ trứng có màu đỏ đậm hơi tím. Các trứng gắn với nhau thành khối và ổ trứng được đẻ trên các giá thể cách mặt nước 20-80 cm, kích thước mỗi quả trứng từ 0,5-1 mm. Hình dạng của ổ trứng thay đổi tùy vào địa thế nơi đẻ.
Một ổ trứng của OBV có từ 200-600 trứng. Nơi con cái chọn đặt ổ trứng luôn luôn khi nở ốc con rơi ngay vào mặt nước, không có những ổ trứng mà đường thẳng đứng của nó để rơi vào đất cạn.
Trứng nở sau khi đẻ 10-20 ngày thì nở, tỷ lệ nở rất cao. Có lẽ ổ trứng OBV được tẩm hóa chất bảo vệ nên ít bị côn trùng, chim và ngay cả vịt đẻ cũng không muốn ăn ổ trứng ốc dù chúng rất bổ dưỡng và có mà sắc hấp dẫn.

Ấu trùng

Giai đoạn ấu trùng (ốc con) của OBV khoảng 45-50 ngày. Trong giai đoạn này chúng ăn phiêu sinh vật trôi nổi trong nước và sinh vật đáy ở mặt đất, chưa có khả năng ăn được các loại thực vật bậc cao. Ấu trùng OBV di chuyển chủ yếu nhờ vào dòng chảy của mặt nước.
Qua giai đoạn ấu trùng OBV bắt đầu gây hại thực vật thủy sing sống trong nước và cây lúa (mầm, mạ non và chồi non).
Tuổi thọ của OBV là 3-4 năm. Trưởng thành sinh sản đạt được trong 3 tháng đến 2 năm, tùy thuộc vào chế độ nhiệt độ môi trường xung quanh.

Tập quán sinh hoạt

Môi trường sống

-Thở
Trong cơ thể OBV tồn tại song hai bộ máy hô hấp: mang và phổi.
Khi dình mình trong nước chúng thở bằng mang, khi ngoi lên mặt nước hoặc sống trên cạn chúng thở bằng phổi. Nhờ có hai kiểu hô hấp này nên OBV có sức thích nghi mạnh mã so với ốc bươu địa phương chỉ thở được bằng mang khi sống trong nước.
Trong khi đủ oxy hòa tan trong nước OBV khó thoát ra khỏi nước và sẽ thở bằng mang. Nếu mức độ oxy hòa tan thấp, ốc sẽ nổi lên mặt và thở bằng phổi, bằng cách tạo ống thông khí ở miệng rồi hút đầy không khí vào phổi.
-Nguồn thức ăn
OBV ăn tạp và có khả năng ăn thực vật xanh. Thức ăn của chúng là phiêu sinh vật trôi nổi trên mặt nước, rong tảo trong nước và sinh vật đáy gồm động vật nhỏ và chất hữu cơ. Chế độ ăn tùy theo tuổi. Ốc con thường ăn rong tảo và các mảnh vụn, khi có kích thướng khoảng 15 cm chúng bắt đầu ăn được thực vật. Chúng ăn được xác động vật thối rữa, côn trùng và giun tròn khi chúng bắt được trên mặt đất và trong nước.
Do ăn được thực vật nên chúng là lài dịch hại trên cây lúa, sen, súng và môn nước.
-Sinh thái
Nhiệt độ liên quan đến sự hoạt động của OBV. Ở 18°C chúng hầu như không di chuyển xung quanh, ngược lại chúng hoạt động mạnh ở khoảng nhiệt độ nước 25-27°C.Độ pH trong phạm vi của 6,5-7,5, tốt nhất vào lúc 7.
Độ cứng của nước (GH và KH) ở mức không đáng kể.
Trong nước có chứa nhiều kim loại nặng dể gây cho chúng tử vong. Do đó OBV hạn chế phát triển ở những vùng đất có độ phèn cao.
OBV Pomacea canaliculata có khả năng chịu nhiệt độ thấp hơn so với hầu hết các loài ốc khác từ Chi Ốc bươu (Pomacea).

Những công dụng của Ốc Bươu vàng

Thịt OBV được dùng làm thực phẩm

Veracruz, Mexico, có một phân loài OBV có tên khoa học là P.patula catemacensis Baker, 1922. Phân loài này là loài đặc hữu của hồ Catemaco. Đây là loài OBV lớn tại địa phương được gọi là "tegogolo" và được đánh giá như là một mặt hàng thực phẩm có chất lượng cao được người dân bản địa và khách du lịch ưa chuộng, nhưng loài OBV hiện nay ở Châu Á là loài khác có kính thước nhỏ hơn và không có chất lượng thịt ốc tự nhiên như ở bản địa.
Ở phía Đông Bắc Thái Lan OBV được thu thập và tiêu thụ. Chúng được bắt bằng tay từ kênh rạch, đầm lầy, ao và ruộng lúa ngập nước lúa trong mùa mưa. Trong mùa khô khi các con OBV này được che dấu dưới lớp bùn khô, dùng thuổng để cạo bùn để tìm thấy chúng. Những con OBV thường được thu nhặt bởi phụ nữ và trẻ em. Sau khi thu thập, ốc được làm sạch luộc. Sau đó lấy ruột ốc ra khỏi vỏ và làm sạch trong nước muối. Tiếp theo là xào, nấu hoặc bóp gỏi, sẽ có những món ăn từ OBV thay vì thịt cá còn thiết hụt.
Lưu ýKý sinh trùng trong ốc bươu vàng
Ở Trung Quốc và Đông Nam Á, tiêu thụ OBV Pomacea canaliculata sống hoặc nấu chưa đủ chín đã bị nhiểm ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis trong thịt OBV và gây ra chứng bệnh nhiểm trùng  angiostrongyliasis ở người.
Ký sinh trùng này có thể lây nhiễm sang con người nếu con ốc sên đang ăn chưa được nấu chín kỹ lưỡng.
Khoảng 1,0% OBV Pomacea canaliculata bán trên thị trường địa phương ở Thành phố Đại Lý, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã được tìm thấy bị nhiễm ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis trong năm 2009.

Sử dụng OBV như vật nuôi để làm cảnh và lấy thịt!

Trong những năm 1980s, OBV Pomacea canaliculata đã được giới thiệu tới Đài Loan để bắt đầu một ngành công nghiệp thủy sản mới. Người Đài Loan nghĩ rằng loài thực phẩm mới này có thể cung cấp thêm nguồn đạm đang thiếu hụt trong dân do họ chủ yếu dùng gạo làm nguồn thực phẩm chính.
Thật rũi thay OBV không cung cấp thêm nguồn đạm cho họ được bao nhiêu nhưng chúng đã tấn công ngay trên ruộng lúa của người nông dân Đài Loan làm cho họ thêm gian nan vất vả để phòng trừ loài dịch hại mới này.
Cũng từ con đường vấp ngã đó của Đài Loan, sau đó tiếp theo là Philipines, Việ Nam và hàng loạt các nước Đông Nam Á khác cũng rước loài “ thủy quái” này về gây họa cho đất nước mình.
Không những chỉ ở những nước Châu Á mê OBV trong những thập kỷ 1980s, 1990s mà ngay tại Hawai, một bang giữa Thái Bình Dương của Mỹ cũng mang loài dịch hại mới này về gây hại cho loài cây môn nước, vốn là loài cây trồng chính tại Bang đảo này!
Hiện nay OBV được xem là 1 trong top 100 của "Thế giới của các loài xâm lấn tồi tệ nhất từ nước ngoài".

Sử dụng OBV như tác nhân kiểm soát sinh học

Một số loài OBV chịu đựng được những loài ký sinh trung trùng và chúng có cơ chế như chung sống hòa bình với những loài OBV này. Trái lại những ký sinh trùng từ loài OBV có thể lây nhiểm và tiêu diệt các loài ốc địa phương như đã đề cập ở trên.
Qua phát hiện này các nhà khoa học đã táo bạo dùng OBV như tác nhân kiểm soát sinh học để diệt các loài ốc bản địa gây ra nhiều bệnh tật ở Châu Phi.
Sự việc là tại Châu Phi có nhiều loài ốc trong Họ Planorbidae như loài ốc Bulinus và loài ốc Biophalaria tại địa phương là vật chủ trung gian mang ký sinh trùng trematoda làm ô nhiểm hầu hết nguồn nước mặt ở Châu Phi và chúng gây bệnh cho khoảng 200 triệu người Châu Phi khi họ tắm rửa, sinh hoạt và làm việc trong nguồn nước đã bị ô nhiểm ký sinh trùng trầm trọng này.
Để diệt được các loài ốc địa phương đã mang mầm bệnh ký sinh trùng đã lây lan cho người bằng mọi biện pháp rất khó. Do đó ngành y tế cho nhập từ Nam Mỹ các loài OBV thuộc Chi  Pomacea và Chi Marisa loài đã được nhập nội vào Châu Á và Châu Phi để thả vào môi trường để loài ký sinh trùng trong OBV tiêu diệt các loài ốc địa phương hoang dại ở Châu Phi từ đó làm giảm các loài ốc địa phương mang mầm gây bệnh cho người, làm chặn đứng các dịch bệnh ký sinh trùng do các loài ốc địa phương gây ra.
Đây là một thành công trong kiểm soát sinh học và cũng là con dao hai lưỡi thật nguy hiểm: Trước mắt các loài ốc địa phương ở Châu Phi sẽ bị tiêu diệt, làm mất đi sự đa dạng sinh học và ngay những loài OBV cũng mang nguồn ký sinh gây bệnh cho người dù chúng chưa gây bệnh truyền nhiểm hàng loại.
Loài ốc chủ yếu dùng trong kiểm soát sinh học là loài OBV Marisa cornuarietis chứ không phải loài OBV Pomacea canaliculata ở Châu Á như hiện nay!

Sử dụng OBV làm nguồn thức ăn chăn nuôi

Ở Việt Nam, OBV được dùng làm thức ăn cho tôm, cá và gia súc và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. OBV là nguồn thức ăn tự nhiên rẽ tiền đối với nghề nuôi vịt chạy đồng ở ĐBSCL. Vịt đẻ thả đồng ăn OBV có chất lượng trứng tốt hơn vịt đẻ nuôi nhốt cho thức ăn công nghiệp! (theo phản ảnh tù nông dân).
Ốc được du nhập vào Việt Nam với ý tưởng để nuôi làm thực phẩm và xuất khẩu vào khoảng năm 1988. Sau đó chúng thoát ra ngoài tự nhiên và gặp điều kiện sinh sống thích hợp nên đã phát triển thành loài động vật gây hại trầm trọng cho lúa ở hầu hết các tỉnh phía Nam. Có thể nói, hiện ốc OBV vẫn là loài động vật gây hại bậc nhất đối với nền nông nghiệp Việt Nam do OBV sinh trưởng chủ yếu vào vụ hè thu, đặc biệt là mùa nước nổi. OBV được xếp vào đối tượng bị cấm nuôi ở Việt Nam.

OBV là loài dịch hại quan trọng trên ruộng lúa nước ở Châu Á

Quá trình OBV xâm nhập và tác hại

Trong năm 1980, OBV Pomacea canaliculata đã được giới thiệu tại Đài Loan để bắt đầu một ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản hiện đại đễ nhằm cung cấp nguồn protein cho con người khi người dân ở nước này ăn cơm là chủ yếu, thiếu nguồn protein trầm trọng.
Thay vì OBV trở thành nguồn thực phẩm tốt, trái lại nó là loài dịch hại trầm trọng trên ruộng lúa ở Philippines trong khi phương pháp trồng lúa ở nước này bằng cách gieo mạ sân (Dapog) là chủ yếu rất dể bị tổn hại do OBV.
Trong những năm 1980s OBV du nhập đã nhanh chóng lan rộng đến Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Hồng Kông, miền nam Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam và có dấu hiệu cho thấy chúng đng xâm nhập tới Úc và các đảo thuộc Thái Bình Dương.
Năm 1989 OBV Pomacea canaliculata đã được giới thiệu ở Hawaii để phục vụ như là một nguồn thực phẩm và thú nuôi cá cảnh. Một số ốc thoát tự nhiên và trở thành dịch hại nghiêm trọng trên những diện tích trồng khoai môn nước và gạo. Mặc dù một vài nhà hàng phục vụ món ăn từ OBV, nhưng loài nhập cư này không thành công trong ẩm thực tuyệt vời ở đây.
Nghiên cứu gần đây cho thấy tính chất nghiêm trọng của cuộc xâm nhập OBV trong môi trường sống mới: là loài ốc ăn thực mạnh làm thay đổi trạng thái và chức năng của  vùng đất ngập nước tự nhiên. Khi cây được tiêu thụ, chất dinh dưỡng trong hệ thống được nuôi dưỡng cho thực vật phù du thay vì cho các loài thực vật bậc cao sinh sôi nẩy nở (Carlsson et al trên báo chí 2004).
OBV đã được tìm thấy ở Trung Quốc kể từ năm 1981. Điểm ban đầu của nó phân bố ở  thành phố Trung Sơn. Kỷ lục đầu tiên nhiễm OBV trên đồng lúa hoang Zizania latifolia tại thành phố Dư Diêu của tỉnh Chiết Giang trong dự án bảo tồn gen của Trung Quốc đã được tìm thấy vào năm 2002, và trở thành dịch hại nghiêm trọng trong việc bảo tồn loài lúa hoang này vào năm 2004 (Pan et al, 2008). Z. latifolia, là một trong những cây trồng quan trọng nhất của kinh tế thuỷ sản, trồng ở Đông Nam Trung Quốc từ thời cổ đại (Guo, 2007). Ngày nay, khoảng 100 ngàn ha Z. latifolia được trồng ở hơn mười tỉnh ở Trung Quốc (Chen, 1991; Zhai et al, 2001).
OBV hiện nay là loài dịch hại xâm nhập ngoại lai lớn nhất ở Châu Á (Mochida,1991;
Sự mất mát năng suất gây ra do OBV trên ruộng lúa ước tính khác nhau từ 5% đến 100% tùy thuộc vào địa phương và mức độ phá hoại ở hầu hết các nước Châu Á (Halwart, 1994; Naylor, 1996).
Cây lúa bị thiệt hại do OBC chủ yếu từ lúa mới gieo sạ cho đến 30 ngày tuổi. Sau khi vừ sạ hoặc cấy bằng mạ sân, gập mưa dầm và mật độ OBV cao xem như mất trắng 100% là điều bình thường ở các nức Đông Nam Á.
Hiện nay OBV được xếp vào danh sách 100 loài dịch hại ngoại lai xâm nhập nguy hiểm nhất trên thế giới.

Các biện pháp quản lý OBV

Phòng ngừa là chính

Biện pháp quản lý chính là phòng ngừa, ngăn chặn OBV lây lan và xâm nhập vào ruộng lúa. Dùng các biện pháp canh tác hợp lý không để OBV có thời gian sinh sản liên tục để chúng tích lũy mật số. Phải ngăn chặn nguồn xâm nhập vào đồng ruộng ngay từ đầu.

Kiểm soát OBV

Để tiêu diệt quần thê OBV khi chúng đã xâm nhập vào đồng ruộng là rất khó. Áp dụng mọi biện pháp tổng hợp để phòng, trị, kể cả biện pháp hóa học.
Dùng thuốc hóa học không phải là biện pháp tốt nhất vì những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe con người và môi trường.
Các biện pháp thủ công, thả vịt, cơ giới và luân canh cần dược khai thác tối đa

Những giải pháp sinh học trong kiểm soát OBV

+Giải pháp thả Ba ba trơn để bảo vệ lúa hoang ở Trung Quốc
Lúa hoang, Zizania latifolia Turcz, còn gọi là cây Niễng được sử dụng để làm một trong các loại rau thủy sản quan trọng được trồng ở Trung Quốc (khai thác phần chồi ngầm để làm rau và được liệu). Gần đây, OBV Pomacea canaliculata (Lamarck) đã được tìm thấy là một dịch hại tấn công xâm nhập lớn vào cây Z. latifolia
Do loài này là cây trồng trầm thủy lưu niên nên rất khó bảo vệ thiệt hại do OBV, hơn nữ đây là loài rau sạch và là cây thuốc nên không cho phép dùng thuốc hóa học để diệt ốc.
Để kiểm soát có hiệu quả với OBV trong môi trường này các nhà khoa học Trung Quốc đã thả loài Ba ba trơn vỏ mềm Trung Quốc (Pelodiscus sinensis) vào ruộng lúa hoang để kiểm soát OBV.
Cách làm là thả 30-50 con Ba ba vừa mới lớn vào 1 MU (đơn vị diện tích Trung Quốc khoảng 666,7 m2).  Kết quả cho thấy chúng kiểm soát OBV non rất tốt, được nông dân Trung Quốc chấp nhận là giải pháp có hiệu quả và rẽ tiền vì loài Ba ba này rất háo ăn OBV con và chỉ cần tốn tiền làm rào kẽm chung quanh khu vực cần bảo vệ 1 lần có thể bảo vệ loài cây quí hiếm này trong nhiều vụ.
Các nhà khoa học Trung Quốc ghi nhận rằng Ba ba nhỏ diệt OBV nhỏ và Ba ba già diệt cả OBV trưởng thành rất có hiệu quả.
Bên cạnh thả Ba ba, các nhà khoa học còn thử nghiệm thả cá chép thường (Cyprinuscarpio) để kiểm soát OBV trong các ao trồng sen cũng rất có hiệu quả.
Hành vi này cho ăn cũng được tìm thấy trong cá chép thường Cyprinuscarpio (Teo, 2006). Có thể kết luận rằng P. sinensis là một trong những hy vọng hầu hết các tác nhân sinh học cho GAS bởi vì họ không chỉ mồi ốc trẻ, mà còn tấn công những người trưởng thành một cách hiệu quả.
Nguồn: Đồng Shengzhang, Guowan Zheng, Tiểu Bình Yu, Changhuan Fu
Tài liệu tham khảo