Phòng trừ bệnh hại ớt


PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI TRÊN CÂY ỚT


Ớt là cây gia vị trồng được ở vùng nhiệt đới nhưng được tiêu thụ trên khắp thế giới do đó có giá trị xuất khẩu rất cao ở các dạng sản phẩm như ớt tươi, ớt khô và ớt qua chế biến.
Trong chuyển đổi cây trồng, ớt là loại cây dể trồng, cho hiệu quả rất cao nhờ vào thị trường nội địa và xuất khẩu luôn có nhu cầu. Tuy nhiên nông dân gặp trở ngại khi trồng ớt là chưa nắm vững cách phòng trừ bệnh ớt có hiệu quả cao.
Sau đây là một số bệnh phổ biến trên cây ớt.

1-Bệnh héo cây con do nấm Rhizoctonia solani

Bộ: Cantharellales, Họ: Caratobasidiaceae, Chi: Rhizoctonia.
a- Triệu chứng gây bệnh

Bệnh héo cây con do nấm Rhizoctonia solani
-Bệnh thường gây hại cây con trong vườn ươm hoặc sau khi trồng khoảng 1-20 ngày tuổi. Bệnh thường gây hại trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao.
-Vết bệnh thường gây hại ở phần gốc ngay trên mặt đất, nấm tấn công vào gốc làm gốc cây bị thối khô, phần cây bên trên vẫn còn tươi xanh. Sau khi cây gãy gục ngay vết bệnh cây bị héo khô hoàn toàn.
b-Biện pháp phòng trị
-Áp dụng tổng hợp các biện pháp.
-Dùng thuốc đặc tri: Bonanza 100 DD, Anvil 5 SC, Rovral 50 WP, Monceren...

2-Bệnh thán thư hại ớt do nấm Colletotrichum spp.

Bô: Glomerellales, Họ: Glomerellaceae, Chi: Colletotrichum.
a-Triệu chứng gây bệnh
Bệnh thán thư trên ớt tấn công trên lá, chồi non và đặc biệt là trên quả.
Vết bệnh lúc đầu là một đốm nhỏ hơi lõm, trên bề mặt vỏ quả. Vết bệnh, thường có hình bầu dục hoặc hình thoi, mầu nâu đen hoặc màu vàng trắng bẩn, kích thước vết bệnh có thể trên dưới 1cm tuỳ thuộc vào giống ớt. Phần ranh giới giữa mô bệnh và mô khoẻ thường có một đường vạch màu đen chạy dọc theo vết bệnh. Trên bề mặt mô bệnh có những chấm nhỏ màu đen đó là đĩa cành của nấm.

Bệnh thán thư hại quả ớt

Bệnh thán thư hại cành, lá và quả ớt
b-Biện pháp phòng trị
-Áp dụng các biện pháp tổng hơp phòng trị bệnh thán thư.
-Dùng thuốc đặc trị: Thuốc Antracol 70WP, Nativo 750WG, Melody DUO 66,75WP, Amistar 250SC, Plant 50WP, Polyram 80DF, Daconil 500SC…

3-Bệnh thối hạch do nấm Sclerotium rolfsi = Athelia rolfsii .

Bộ:Atheliales, Họ:Atheliaceae, Chi: Athela.
a- Triệu chứng gây bệnh

Bệnh thối hạch ở gốc cây ớt
Triệu chứng lúc đầu có những sợi nấm trắng xuất hiện quanh gốc thân và phần thịt đen cuống trái, sau đó tơ nấm bện thành lớp giống bông gòn rồi tạo thành hạch trắng làm quanh gốc thân, rễ, quả, khi hạch nấm già chuyển sang màu nâu, khi trái bị bệnh bị thối khô và có màu đen.
b- Biện pháp phòng trị
-Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp.
-Phun thuốc phòng trị như  Bavisan 50WP, Fusin M, Bendazol…

4-Bệnh mốc xám hại ớt do nấm Botrytis cinerea

Bộ: Helotiales, Họ: Sclerotiniaceae, Chi:Botryotinia
a- Triệu chứng gây hại
Trên cây ớt nấm mốc trắng tấn công trên các chản ba phân cành làm cho cành ớt bị chết khô và tấn công trên quả làm cho quả ớt bị mốc trắng từ chóp quả lan lan về phía cuốn. Bệnh thường xảy ra trong mùa mưa. Khi bệnh nặng làm cho cành ớt héo khô hàng loạt và quả ớt không còn thu hoạch được.
b- Các biện pháp phòng trị
-Áp dụng tổng hợp các biện pháp phòng trị.
- Loại bỏ các trái bệnh để tránh lây lan.
- Phun ngừa và trị bằng TOPAN 70 WP , Polyram 80DF, Daconil 500SC…

5-Bệnh thối đọt non ớt do nấm Choanephora cucurbitarum gây ra.

Bộ:Mucorales, Họ: Choanephotaceae, Chi: Choanephora.
a- Triệu chứng gây bệnh
Bệnh thường gây hại trên hoa, chồi hoa, hoặc các nhánh non của cây trong môi trường ẩm ướt và nhiệt độ cao.
Mô cây nơi bị nhiễm bệnh co màu nâu đen đến đen, và nấm lan nhanh xuống phần dưới, làm phần đọt bị chết và thối khô. Trong điều kiện ẩm độ cao nơi phần bị thối  thường có tơ nấm màu trắng và tận cùng phía dưới vết bệnh có phình tròn màu đen.
b- Các biện pháp phòng trị
- Áp dụng rổng hợp các biện pháp phòng trị.
- Phun thuốc Score 250 EC, FOLPAN 50SC khi cây ớt nhiểm bệnh.

6- Bệnh đốm trắng lá ớt do nấm Cercospora capsici gây ra.

Bộ: Capnodiales, Họ: Mycosphaerellaceae, Chi: Cercospora
a-Triệu chứng gây hại
Bệnh gây hại chủ yếu trên lá bánh tẻ đến lá già.
Vết bệnh lúc đầu nhỏ có màu xanh đậm, sau đó vết bệnh lớn dần vết bệnh có màu trắng, viền màu nâu đậm. Bệnh nặng làm cho lá rụng sớm, giảm năng suất, trái nhỏ. Bệnh ít hoặc không tấn công trên trái.
b- Các biện pháp phòng trị
-Áp dụng tổng hợp các biện pháp phòng trị
-Phun thuốc Copper B 75 WP, Score 250 WP, FOLPAN 50SC

7-Bệnh héo vàng do nấm Fusarium oxysporum

Bộ: Hypocreales, Họ: Nectriaceae, Chi: Fusarium.
a- Triệu chứng gây hại
Xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn cây con đến khi ra hoa. Triệu chứng điển hình thường thấy ở phần thân gần gốc, có những vết nấm đốm thành mảng trên bề mặt. Do mạch dẫn bị nghẹt nên vào lúc nắng nóng cây bị héo do thiếu nước. Nấm bệnh làm hư hại đến bó mạch dẫn của cây, do vậy cây héo xanh và chết.
b- Các biện pháp phòng trị
-Áp dụng các biện pháp tổng hợp để phòng tri.
-Thuốc phòng trị: Kasuran, Rovral ,Polygam, Topsin, Nustar, Carbenzim, Thio-M, Score, Ridomil, Antracol, Forthane…

8- Bệnh sương mai do nấm Phythopthora capsici

Bộ: Peronosporales, Họ: Pythiaceae, Chi: Phytopthora.
a- Triệu chứng gây hại
Lá có những đốm tròn, xanh đen, thân màu xám đen và trái có màu nâu nhạt, mềm, bị thối.
b- Các biện pháp phòng trị
-Áp dụng các biện pháp phòng trị tổng hợp.
-Thuốc đặc trị: Bavisan 50WP, Marthian 90SP, No Mildew 25WP + Forwanil.

9--Bệnh do tuyến trùng rể Meloidogyne ssp.

Bộ: Tylenchida, Họ: Heteroderidae, Chi: Meloidogyne.
a-Triệu chứng
Khi cây ớt bị nhiểm tuyến trùng, bộ rể có nhiều u bướu, cây kém phát triển, bệnh nặng cây có thể héo do thiếu nước khi nắng nóng. Khi bệnh nặng cây có thể bị chết.
c- Các biện pháp phòng trị
-Khi làm đất nên dùng thuốc diệt tuyến trùng nư Mocap, Furadan để khử tuyến trùng trước khi trồng.
-Nên rải nấm đối kháng Trichoderma trước khi làm đất lần cuối để ức chế tuyến trùng.

10-Bệnh héo tươi do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra.

Bộ: Pseudomonadales, Họ: Pseudomonadaceae, Chi: Pseudomonas.
a-Triệu chứng gây bệnh
Bệnh xảy ra rãi rác trên từng cây hoặc từng nhóm cây ở giữa ruộng. Triệu chứng đầu tiên trên cây già các lá bên dưới bị héo nhẹ; nhưng ở cây con thì các lá non bị héo trước. Sau vài ngày cây bất thình lình héo nhanh nhưng lá không vàng.
Chẻ thân ở phần gốc và rễ ta thấy các mạnh nhựa biến thành màu xám đất đến nâu nếu nhúng phần bị cắt vào nước ta sẽ thấy dòng vi khuẩn tuôn ra có màu trắng sửa.
Bệnh gây hại nặng ở vùng trồng ớt trong suốt mùa mưa ở vùng khí hậu nhiệt đới.
b- Các biện pháp phòng trị
- Áp dụng tổng hợp các biện pháp phòng trị.
- Dùng thuốc Starner 20WP, Streptomycine, Aiwan, LOBO…

11-Bệnh khảm hại ớt do virus

Bệnh do côn trùng chích hút truyền bệnh virus cho cây.
a- Triệu chứng
Bệnh thường gây hại ở giai đoạn cây ra hoa kết trái trở về sau, bệnh gây hại nặng trong mùa nắng nóng và nhẹ trong mùa mưa.
Bệnh làm lá đọt nhỏ, xoắn lại, lá không phát triển, lóng ngắn, cây trở nên giòn dễ gãy. Bệnh nặng cây còi cọc, hoa bị vàng nhỏ và rụng, cây rất ít trái, trái nhỏ và vặn vẹo. Cuối cùng cây có thể bị chết.
b- Các biện pháp phòng trị
-Áp dụng các biện pháp tổng hợp phòng trị côn trùng chích hút như rệp sáp, bọ trĩ và nhện đỏ.
-Nhổ bỏ và tiêu hủy những cây bị bệnh.

12-Bệnh thối đít trái do thiếu vôi

a- Triệu chứng
Thể hiện lá to dầy cong vênh nhẹ, trưa nắng có hiện tượng héo (như thiếu nước), trái ớt có phần đít trái bị đốm nâu vàng, từ từ lan rộng và chuyển sang màu nâu sậm, hơi lõm vào và rất cứng, nên nấm mốc đen, gặp điều kiện ăn sâu và thối trái. Bệnh thường phát triển mạnh vào mùa mưa, thời tiết nóng lạnh thất thường làm cho vôi bị đẩy ra, kết hợp với phèn gây hiện tượng thiếu vôi cục bộ.
b-Phòng trị
Dùng màng phủ nông nghiệp, tưới nước đầy đủ cho nhu cầu cây, cày ải thoát phèn trước khi trồng, làm rãnh thoát nước mùa mưa.
Bón vôi 30 – 100 kg/1.000m2, tránh bón dư phân: đạm, Kali, Mg, Bo làm rối loạn sinh lý cây; phun trực tiếp lên cây Ca(Cl)2, Aron…
Phun định kỳ 7 - 10 ngày/lần khi cây bắt đầu cho trái bằng Nitrate canxi Ca(NO3)2, nồng độ 20 - 25 g/16lít.
                                                                              Kỹ sư Hồ Đình Hải