Dich Hại Cây Trồng


Dịch hại cây trồng

1-Định nghĩa

Dịch hại cây trồng là những đối tượng sinh vật dùng các bộ phận của cây trồng làm nguồn dinh dưỡng. Chúng ăn phá hoặc ký sinh làm cho cây trồng bị mất đi hay bị tổn thương các bộ phận, làm cho cây trồng kém phát triển hay bị chết và cuối cùng làm giảm năng suất trồng trọt. Khi dịch hại bộc phát trên diện rộng được gọi là dịch (với tên loài gây hại cụ thể) ví dụ như dịch chuột, dịch rầy nâu…
Ở gốc độ sinh thái, cây trồng là sinh vật mức I, là mức khởi đầu trong chuổi thức ăn của hệ thống sinh vật, nguồn cung cấp dinh dưỡng ban đầu từ năng lượng ánh sáng mặt trời và các chất khoáng có trong đất. Trong khi đó dịch hại là sinh vật mức II, dùng nguồn thức ăn từ sinh vật mức I tức cây trồng. Theo nghĩa này dịch hại là những đối tượng gây hại cây trồng cùng tồn tại trong một hệ sinh thái.
"Dịch hại cây trồng" "có một định nghĩa rất cụ thể trong điều khoản của Công ước Bảo vệ Thực vật Quốc tế và các biện pháp kiểm dịch động thực vật trên toàn thế giới. Dịch hại là bất cứ loài, chủng hoặc biotype của tác nhân gây tổn hại thực vật, động vật, hoặc gây bệnh cho thực vật hoặc sản phẩm thực vật (FAO, năm 1990, sửa đổi FAO, 1995; IPPC, 1997).

2-Phân loại dịch hại

Có rất nhiều loài sinh vật gây hại thực vật nói chung và gây hại đối với từng loài cây trồng nói riêng, gồm những sinh vật ký sinh gây bệnh có kích thước nhỏ bé như virus, vi khuẩn, nấm bệnh cho đến những loài có kích khá lớn mà mắt con người quan sát được như côn trùng, động vật có xương sống như chuột, sóc…
Sau đây là những loài dịch hại cây trồng thường gặp:

a-Các loài dịch hại cây trồng là vi sinh vật

1-Virus hại cây trồng: Là những loài vi sinh vật chuyên ký sinh trên thực vật còn sống, những loài này không tồn tại được ngoài môi trường, ngoài ký sinh trong thực vật chúng còn sống được trong cơ thể của môi giới truyền bệnh như côn trùng, các loài nhện nhỏ và tuyến trùng…
2-Mycoplasma: Là dạng vi sinh vật có tế bào nhỏ nhất được biết đến khoảng 0,1 micron (micron) đường kính. Loài này ký sinh gây hại thực vật giống như virus.
2-Vi khuẩn ký sinh gây hại cây trồng: Là những loài vi sinh vật chuyên ký sinh gây bệnh thực vật, ngoài việc sống trong cây, các loài vi khuẩn ở dạng tế bào hay bào tử có khả năng sống được ở môi trường bên ngoài và từ đó lan rộng từ cây này sang cây khác.
3-Nấm ký sinh gây hại cây trồng: Gồm nhiều loài vi nấm ký sinh gây hại trên tất cả các bộ phận của cây trồng như rể, thân, lá, hoa, quả, hạt.
4-Tuyến trùng gây hại cây trồng: Tuyến trùng là động vật có kích thước khá lớn so với vi khuẩn và nấm, tuy nhiên do mắt thường khó nhìn thấy nên được xếp vào vi sinh vật hại cây. Tuyến trùng thường gây hại ở rể và thân, lá.

b-Các loài dịch hại cây trồng côn trùng

Có rất nhiều loài côn trùng là dịch hại cây trồng như:
1-Bộ cánh đều= Bộ Đẳng cánh (Isoptera) : như mối
2-Bộ bọ ngựa (Mantodea): Như Bọ ngựa.
3-Bộ cánh da (Dermaptera) : Như
4-Bộ cánh úp (Plecoptera): Như  
5-Bộ cánh thẳng (Orthoptera): Như Châu chấu, cào cào, muồm muỗm, dế…
6-Bộ Psocoptera như: Rệp sáp
7-Bộ cánh viền (Thysanoptera): Như, Bọ trĩ
8-Bộ cánh nửa (Hemiptera) : Như rầy nâu, rầy xanh.
9-Bộ cánh cứng (Coleoptera): Như Bọ hung, Đuôn dừa..
10-Bộ hai cánh (Diptera) : Như Ruồi đục quả, muỗi hành…
11-Bộ Cánh vẩy/cánh phấn (Lepidoptera): Như Sâu cuốn lá lúa, sâu phao…
12-Bộ cánh màng (Hymenoptera): Như kiến, ong…

c-Các loài dịch hại là nhện nhỏ

Có hai loài nhện nhỏ phổ biến là:
1-Nhện đỏ: Hại cây trồng cạn.
2-Nhện gié hại lúa: Xuất hiện ở Nam và Trung Bộ Việt Nam trong những năm gần đây.

d- Các loài dịch hại cây trồng là động vật

1-Cua đồng
2-Ốc bươu vàng
3-Chim
4-Dơi
5-Chuột

e- Các dịch hại là thực vật

1-Rong, tảo
2-Bèo
3-Cỏ dại
4-Cây dại
5-Dây leo ký sinh

3-Công tác bảo vệ thực vật

            Do thiệt hại hàng năm do dịch hại rất lớn, trung bình giảm năng suất từ 10-20%. Những ruộng, vười bị thiệt hại nặng có thể giảm trên 50% năng suất hoặc mất trắng.
            Vì vậy công tác bảo vệ thực vật trước hết là nhiệm vụ của người nông dân trực tiếp sản xuất ra cây trồng.
            Mỗi địa phương ở những nước nông nghiệp từ cấp xã hoặc từ cấp huyện trở lên có ngành Bảo vệ thực vật thuộc tổ chức Nhà nước địa phương hay Công ty tư nhân quản lý.
            Ở mỗi nước có ngành Bảo vệ thực vật trực thuộc Bộ nông nghiệp quản lý. Ngành Bảo vệ thực vật chịu trách nhiệm tổng hợp tình hình địch hại, dự tính dự báo tình hình dịch hại sắp xảy ra. Là ngành chịu trách nhiệm hướng dẫn nông dân thực hiện tốt công tác Bảo vệ thực vật. Chính phủ mỗi nước có Pháp lệnh hoặc Luật Bảo vệ thực vật riêng.
"Dịch hại cây trồng" "có một định nghĩa rất cụ thể trong điều khoản của Công ước Bảo vệ Thực vật Quốc tế và các biện pháp kiểm dịch động thực vật trên toàn thế giới. Dịch hại là bất cứ loài, chủng hoặc biotype của tác nhân gây tổn hại thực vật, động vật, hoặc gây bệnh cho thực vật hoặc sản phẩm thực vật (FAO, năm 1990, sửa đổi FAO, 1995; IPPC, 1997).

4- Công ước Bảo vệ Thực vật Quốc tế (IPPC)

Công ước Bảo vệ Thực vật Quốc tế (IPPC) là một tổ chức hiệp ước quốc tế nhằm mục đích để bảo đảm phối hợp, hành động hiệu quả để ngăn chặn và kiểm soát nhập và lan rộng của dịch hại thực vật và các sản phẩm thực vật. Công ước mở rộng vượt ra ngoài bảo vệ cây trồng để bảo vệ hệ thực vật tự nhiên và các sản phẩm cây trồng. Nó sẽ đưa vào xem xét cả hai thiệt hại trực tiếp và gián tiếp do sâu bệnh, do đó, nó bao gồm cả cỏ dại.
Trong khi tập trung chính của của IPPC là các cây trồng và sản phẩm thực vật di chuyển trong thương mại quốc tế, hội nghị cũng bao gồm các tài liệu nghiên cứu, các sinh vật kiểm soát sinh học, ngân hàng tế bào mầm, các cơ sở ngăn chặn và bất cứ điều gì khác mà có thể hành động như là 1 vector cho sự lây lan của sâu hại cây trồng - ví dụ , thùng chứa, vật liệu đóng gói, đất, xe cộ, tàu thuyền và máy móc
Những nơi IPPC nhấn mạnh trong ba lĩnh vực chính của công việc: thiết lập tiêu chuẩn quốc tế, trao đổi thông tin và phát triển năng lực cho việc thực hiện của IPPC và các tiêu chuẩn quốc tế liên quan kiểm dịch thực vật.
IPPC đã được tạo ra vào năm 1952 bởi các nước thành viên của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO ) của Liên Hiệp Quốc (UN). Tính đến tháng 6 năm 2010 , 177 chính phủ đã trở thành các bên tham gia IPPC.
Nguồn: 
1-Plant protection-Wikipedia – Wikipedia tiếng Việt 
2-Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật (International Convention on Plant Protection)