Cây mắt mèo, loài thực vật xâm nhập nguy hiểm


CÂY MẮT MÈO
LOÀI THỰC VẬT XÂM NHẬP NGUY HIỂM

-Tên gọi khác: Mai dương, Trinh nữ thân gổ, Trinh nữ nâu, Trinh nữ đầm lầy , Cây ngưu ma vương, Cây trinh nữ nhọn, Cây mắc cỡ Mỹ
-Tên tiếng Anh: Sensitive plant, Humble plant, Shameful plant, Touch-me-not,  Ant-Plant.
            -Tên khoa học: Mimosa pigra L.

Cây mắt mèo

Phân loại thực vật


Giới (regnum):
Thực vật (Plantae)
Ngành (divisio):
Thực vật có hoa (Magnoliophyta)
Lớp (class):
Thực vật hai lá mầm (Magnoliopsida)
Bộ (ordo):
Đậu (Fabales)
Họ (familia):
Đậu (Fabaceae)
Phân họ (subfamilia):
Trinh nữ (Mimosoideae)
Chi (genus):
Trinh nữ (Mimosa)
Loài (species):
Mimosa pigra
Các loài có liên quan:
-Cây Móc mèo (Caesalpinia minax Hance) thuộc phân họ Vang, có trong rừng Việt nam.
-Cây Móc mèo, Vang Nha Trang (Caesalpinia nhatrangense). Loài dây leo gổ nhỏ mới phát hiện ở tỉnh Khánh Hòa. Thuộc Phân họ Vang, được dùng làm thuốc.

Phân bố

Cây Mắt mèo còn gọi là cây Mai dương, cây Trinh nữ thân gổ, là loài thực vật thân bụi, thân và cành có nhiều gai nhọn. Thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae), có nguồn gốc xuất xứ từ vùng Trung và Nam Mỹ. Hiện nay cây mắt mèo phân bố trên khắp thế giới, kể cả Châu Úc và các đảo thuộc Thái Bình Dương. Là loài cây xâm nhập có mặt trên 100 quốc gia có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Loài cây này được du nhập vào Châu Á từ lâu đời nhằm mục đích chống xói mòn, nhưng với khả năng thích nghi cao và phát tán đặc biệt của nó khiến nó trở thành loài thực vật xâm thực nguy hiểm ở nhiều nước như Úc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.
Ở Thái Lan loài cây này được nhập nội vào năm 1947 với mục đích làm cây phân xanh và chống xói mòn, hiện nay nó trở thành loài cây dại nghiêm trọng. Theo Bộ Nông nghiệp Thái Lan cho biết hiện nay đã có 23 trên 74 tỉnh thành bị nhiểm loài cây này.
Malaysia cây Mắt mèo đã phát tán và xâm lấn vùng đất cao trồng cọ dầu và vùng đất thấp trồng lúa ở nhiều tỉnh với diện tích nhiểm khoảng 360.000 ha.
Indonesia cây Mắt mèo đã nhiểm khoảng 3.000 ha ở vùng quanh hồ Rawa Pening.
Ở Việt Nam cây Mắt mèo đã du nhập từ lúc nào không được biết, hiện nay nó phát tán rộng trong cả nước. Tại vùng ĐBSCL, khắp các bờ kênh, đất trống ven sông rạch, bờ đê, ven đường thuộc vùng Đồng Tháp Mười và vùng Tứ giác Long Xuyên. Ở Miền Đông Nam Bộ cây Mắt mèo phát triển mạnh trên lưu vực sông La Ngà, vùng ven lòng hồ Trị An và các trảng trống của vườn Quốc gia Cát Tiên. Ở các tỉnh phía Bắc cây Mai dương cũng đã phát tán rộng ở vùng ven các lòng hồ Thác Bà-Yên Bái, lòng Hồ Hoà Bình.
Theo điều tra sơ bộ của ngành BVTV (2006), tại vườn Quốc Gia Tràm Chiêm (tỉnh Đồng Tháp) vào năm 1984 chỉ có vài buội Mắt mèo trong vườn, đến năm 2008 loài cây này đã xâm nhập trên toàn bộ 5 khu với diện tích nhiểm trên 3.000 ha với mật độ hàng chục ngàn cây/ha. Vùng ven lòng Hồ Trị An nhiểm trên 700 ha. Vùng ven lòng hồ Thác Bà-Yên Bái nhiểm trên 1.000 ha phân bố trên 25 xã. Vùng ven lòng hồ Hoà Bình nhiểm trên 2.000 ha.
Diện tích nhiểm và mật độ cây Mắt mèo ngày càng tăng trên các vùng đất cạn và các vùng đất bán ngập nước, có chu kỳ mùa cạn và mùa lũ trong năm. Do có sự lan tỏa rất mạnh bằng sinh sản hữu tính và vô tính loài cây dại này phát triển ngày càng nhiều và phải bỏ hoang, không được canh tác.

Mô tả

Mắt mèo là cây bụi, thân gổ sống đa niên, thích nghi với nhiều môi trường trên đất cạn, đất bán ngập nước và sống lâu được trên đất ngập nước.
           Thân
Cây mắt mèo cao trung bình từ 1,5- 2,5 m, thân hóa gổ có đường kính từ 1-3 cm, có rất nhiều nhánh. Caây coù khả naêng taêng tröôûng 1 cm/ngaøy, caây ñaåy söùc sau 2 naêm thì đạt chiều cao ổn định. Soá löôïng nhaùnh caáp 1 trung bình 2,8 nhaùnh/caây khi maät ñoä daày vaø 5-10 nhaùnh khi maät ñoä thöa, nhaùnh caáp 1 vôùi chieàu daøi trung bình 1,2 m. Thân và lá cây có nhiều gai cứng dẫn từ gốc đến ngọn.
Nhiều cây con mọc từ gốc và rể làm cho bụi mắt mèo lan tỏa rộng. Trên thân và cành có nhiều gai cong và sắc nhọn dể làm cho con người bị gai đâm làm cho trầy sướt khi đi vào bãi mắt mèo. Mỗi cây sống được 4-5 năm rồi khô chết, nhiều cây mới mọc lên thay thế.
           Rể
Cây mắt mèo có bộ rể phát triển mạnh, bộ rể gồm rất nhiều rể phụ hóa gổ, bò lan ra xa và từ rể mọc lên nhiều chồi mới. Rể mọc dài 2-3 m, có đưởng kính từ 0,5-2 cm. Tại gốc rể tạo thành khối như thân ngầm nằm sát mặt đất.Trên môi trường cạn rể có thể có nốt sần do vi khuẩn cộng sinh.
           Lá
Thuộc loại lá kép hình lông chim, mọc đối. Lá thon, dài, kích thước 0,5 x 2 cm, lá màu xanh đậm, sống được nhiều năn. Lá không rụng hàng năm, lá chỉ chết trên những doạn cành già. Ở mỗi nách lá dều có gai hơi cong và sắc nhọn.
           Hoa
Cây mắt mèo sau 6 tháng tuổi, thì ra hoa và kết quả. Caây ra hoa, keát quả lieân tuïc quanh naêm, moãi naùch laù coù töø 2-3 chuøm nuï hoa nhöng chæ coù moät chuøm nở  thaønh hoa vaø keát quả.
            Quả
Moãi chuøm hoa trung bình coù 3,8 quả, dạng quả nang tự khai, vỏ quả có nhiều lông ngứa. Mỗi quả  mắt mèo có trung bình 15 haït. Mỗi lần sinh sản một cây đẩy sức có thể sinh ra khoảng 9.000 hạt mới, và lan đi rất nhanh.
Hạt
Cây mắt mèo có khả năng sinh sản rất lớn, có thể sinh sản khoảng 10.000 hạt trên 1 mét vuông tán lá. Hạt nhỏ và có lớp lông tơ dày bao phủ chung quanh, dể dàng phát tán nhờ gió và đặc biệt trôi nổi theo dòng nước chảy.
Hạt có khả năng mọc mầm ngay khi có điều kiện ẩm độ và không khí thích hợp. Hạt trong nước có sức sống nhiều năm và khi chôn vùi trong bùn có thể sống tới 20 năm. Trên đất nạo vét lòng kênh vùng ĐTM , cây mắt mèo là loài cây mọc tiên phong dù đất có độ phèn rất nặng, không có loài cây nào phát triển được.
Khi cây mắt mèo đã phát triển thì tất cả các loài cây nhỏ khác trong tán lá của nó phải chết vì bị cạnh tranh ding dưỡng và có thể xác bã lá cây mắt mèo có chất gây độc cho các loài cây nhỏ khác.
Công dụng
Cây mắt mèo có 3 công dụng chính nhưng không có giá trị, thậm chí là điều sai lầm của những người mang cây mắt mèo vào đất nước của họ:
1-Tác dụng chống xói mòn đất: Ý tưởng này của các nhà “khoa học ứng dụng” của Thái Lan, họ nhập loài cây này vào Thái Lan năm 1947. Hiệu quả chống xói mòn đất không rõ, nhưng đều rõ nhất là khi cây mắt mèo phát triển thì nơi đó mất đất sản xuất.
2-Tác dụng làm phân xanh cải tạo đất: Ý tưởng này cũng của Thái Lan, họ nghĩ rằng cây mắt mèo phát triển nhanh, có sinh khối, tận dụng để làm phân xanh. Đây là sai lầm thứ hai của nước này, khi đất gieo hạt cây mắt mèo rồi thì phải bỏ đi vì vô phương diệt chúng.
3-Tác dụng làm thức ăn cho dê: Đây là giải pháp tình huống của Vườn quốc gia Tràm Chim ở Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Khi hàng ngàn ha đất bảo tồn sinh thái bị dày đặc bởi “Hệ sinh thái mắt mèo” họ vận động nông dân nuôi dê để khai thác lá mắt mèo cho dê ăn nhằm triệt phá bớt cây mắt mèo trong khu bảo tồn.
Kinh nghiệm của ông Chín Bằng (Nguyễn văn Bằng) ở ấp Cả Bát, Xã Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long an cho biết khi ông thả đàn dê cho ăn trong đám mắt mèo đàn dê của ông trở nên bị ghẻ chốc sần sùi do gai mắt mèo cào làm trầy sướt và con dê đầu đàn của ông bị chết do dây cột dê bị quấn chặt trong bụi mắt mèo.
4-Thân cây mắt mèo dùng làm chất đốt: Nguồn này giúp cho nông dân vùng ĐTM có chất đốt để nấu ăn nhưng phải thật khó khăn và chịu nhiều thương tích mới tìm được củi từ những đám mắt mèo.
5-Cây mắt mèo  dùng làm thuốc!!!: Gần đây có tin đồn quả cây mắt mèo trị được nhiều nhiều chứng bệnh nan y. Trong các trang web ở Việt Nam có nhiều bạn đọc đặt câu hỏi như:
-Hỏi: Tôi nghe nói hạt mắt mèo biển sẽ chữa được các loại bệnh như: gan, thận, ung thư, khớp, xương, tiểu đường...? Tôi muốn hỏi BS có đúng thế không? (một bạn đọc ở Nha Trang).
-Đáp:Tiến sĩ dược học Nguyễn Thưởng và Bác sĩ  Lê Thúy Tươi tại Phòng Mạch online có câu trả lời chung như sau:
Cần phân biệt cây mắt mèo sống ở đồng bằng với hai loài dây leo thân gổ sống trong rừng núi có tên gọi là Móc mèo. Hạt cây Mắt mèo không có tác dụng làm thuốc gì cả. Trái lại trong hạt có độc tố (mimosine) đối với người và nhiều loài động vật khác. Khi uống vào cơ thể liều cao có thể gây chết người.
Thực tế trong trảng cây mắt mèo rất ít động vật sinh sống vì ảnh hưởng độc tố mimosin từ hạt và thân lá cây mắt mèo rơi rụng.
Hãy thận trọng khi dùng hạt móc mèo (mắt mèo)!
Họ móc mèo có nhiều loài khác nhau. Ngay cả tên gọi cũng còn đang tranh cãi (có tên gọi khác như: cây vuốt hùm, móc diều…). Hiện nay có 2 loài đang được chú ý là: Caesalpinia minax Hance và Caesalpinia nhatrangense. Cả 2 loài này đều là loại cây leo thân gỗ.
Loài Caesalpinia nhatrangense đang được liệt kê vào sách đỏ Việt Nam . Ở Việt Nam , loài này chỉ mới gặp ở 2 điểm trên địa bàn Ninh Hòa và Diên Khánh (tỉnh Khánh Hòa). Còn loài Caesalpinia minax Hance được người dân dùng rễ để sắc hay ngâm rượu uống chữa đau nhức, mất ngủ; có nơi dùng rễ và hạt ngâm rượu ngậm trị đau răng, sâu răng.
Sách “ Nam dược thần hiệu” ghi: Lấy một hạt đốt tồn tính, tán bột, hòa vào nước uống chữa đau bụng quặn.
 Việc hạt móc mèo trị bệnh ung bướu là thông tin hoàn toàn mới lạ. Theo tài liệu nước ngoài: Năm 2001, nhóm nghiên cứu của Ren-Wang Jiang (Hồng Kông) đã chiết xuất từ hạt móc mèo chất Furanoditerpenoid lactones, xác định chất này có tính kháng vi rút. Chưa có nghiên cứu nào về loài móc mèo có hạt trị ung bướu. Cây móc mèo rất độc, nên khi dùng làm thuốc phải thận trọng, không nên dùng khi chưa biết rõ tác dụng của nó. Qua thông tin về hạt móc mèo trị bệnh ung bướu, tôi nghĩ rằng y học sẽ có hướng nghiên cứu để làm rõ. (theo Tiến sĩ dược học Nguyễn Thưởng).

Tác hại của cây mắt mèo

Cây mắt mèo (Mimosa pigra ) là một loài cỏ dại độc hại , đã nhận được sự công nhận quốc tế vì tác động hiện tại đến tiềm năng về đa dạng sinh học.  Úc, nó tiếp tục ảnh hưởng đến sử dụng đất truyền thống và phi truyền thống, và tính bền vững của nông nghiệp và du lịch. 
Hiện nay, Mimosa pigra đã thay thế hơn 80.000 ha thảm thực vật bản địa trên vùng đất ngập nước ở miền bắc Australia, được tiếp tục tìm thấy trong thảm thực vật cây bụi Mimosa pigra có ít loài chim và thằn lằn, thảm thực vật thân thảo nhỏ, và cây giống cây ít hơn so với thực vật bản địa. Hơn nữa, nó cũng làm cho loài ngỗng rừng magpie ( Anseranas semipalmata Latham) đang bị đe dọa bởi sự lây lan của cây dại này, vì nó mọc dày đặc không còn làm cho ngỗng rừng không còn thức ăn và nơi sinh hoạt.
Ở Vườn Quốc gia Tràm chim, tỉnh Đồng Tháp của Việt Nam, loài cây dại này mọc nhanh chóng, lấn đất của các loài bàng, năng làm cho Sếu đầu đỏ, loài chim rừng trong Sách đỏ quốc tế và của Việt Nam không còn nguồi thức ăn như trước đây, loài này càng ít ghé lại Tràm Chiêm, là nơi duy nhất ở Việt Nam mà nhà khoa học và khách du lịch có thể quan sát Sếu đầu đỏ.
Ở Việt Nam hiện nay, cây mắt mèo được xếp vào loài thực vật xâm lấn cực kỳ nguy hiểm. Các tác hại của chúng gồm có:
-Xâm lấn và làm mất tác dụng của các khu bảo tồn sinh thái tự nhiên, tạo ra hệ sinh thái thảm cây bụi gai đơn điệu, làm cho quần thể các loài động, thực vật tự nhiên trong các khu bảo tồn biến mất.
-Gây tốn công sức và tiền của nhân dân trong canh tác ở các triền đất bán ngập nước do phải thường xuyên diệt trừ chúng.
-Gây trở ngại thi công các công trình kiến trúc hạ tầng ở nông thôn.
-Gây mất mỹ quan môi trường du lịch sinh thái.
-Làm tăng nhanh đất tái hoang hóa ở những vùng nhiểm nặng.
Các giải pháp khắc phục
Biện pháp phòng trừ loài cây dại có gai này rất khó khăn và tốn kém do tính thích nghi cao, khả năng sinh sản nhanh và phát triển rất mạnh của nó.
-Trước hết dùng biện pháp thủ công và cơ giới để diệt trừ chúng như chặt đốn, phơi đốt và cày dập.
-Dùng thuốc diệt cỏ liều cao như phun thuốc nhóm Glyphosate từ 3-6 lít/ha, thuốc nhóm Metsulfuron như Ally với liều 30-60 gam hoạt chất/ha với cây dưới 25 ngày sau khi mọc.
-Trồng cây lấn áp như Tràm trên các bải đất trống bán ngập nước nơi bị nhiểm.
Tóm lại với đối tượng cây dại có gai nguy hiểm này cần được quan tâm của lãnh đạo địa phương, của cộng đồng dân cư, tập trung tiêu diệt bằng mọi biện pháp, không để chúng phát triển lây lan trên những vùng đất mới. Diệt ngay từ đầu những mầm móng phát sinh từ những cây bụi mới mọc. Khi dùng hóa chất tiêu diệt chúng cần lưu ý đến môi trường, nhất là tránh gây ô nghiểm nguồn nước nơi loài cây này thường sống gần đó.
                                                                                          Kỹ sư Hồ Đình Hải
                                                  Tài liệu tham khảo
1-Cây mai dương - http://vi.wikipedia.org/wiki/Mai_dương
2-Mai dương – Wikipedia tiếng Việt -vi.wikipedia.org/wiki/Mai_dương
3-Mimosa_pigra- Bách khoa toàn thư mở Wikipedia  - http://en.wikipedia.org/wiki/Mimosa_pigro
4-Dây móc mèo- Bách khoa toàn thư mở Wikipedia  -http://vi.wikipedia.org/wiki/Daymocmeo
5-Nỗi lo từ cây mai dương-cay mai duong |Tin Da Nang 24h www.24h.com.vn/tin.../...
6-Cây mai dương: "Sát thủ thầm lặng" ở hồ Trị An — Trang Web Tỉnh ...www.dongnai.gov.vn/cong-dan/...
7-Huế: Lời cảnh báo từ cây Mắt mèo vietbao.vn/Xa-hoi/Hue-Loi-canh-bao-tu-cay-Mat-meo/...