PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI TỔNG HỢP
Vòng đời rầy nâu
Ốc bươu vàng
Chuột đồng
1-Định
nghĩa
"Dịch hại cây trồng" có một định
nghĩa rất cụ thể trong điều khoản của Công
ước Bảo vệ Thực vật Quốc tế và
các biện pháp kiểm dịch động thực vật trên toàn thế giới.
“Dịch hại là bất cứ loài, chủng
hoặc biotype của tác nhân gây tổn hại thực vật, động vật, hoặc gây bệnh cho
thực vật hoặc sản phẩm thực vật” (FAO, năm 1990, sửa đổi FAO, 1995; IPPC, 1997).
Dịch hại cây trồng là những đối tượng sinh vật
dùng các bộ phận của cây trồng làm nguồn dinh dưỡng. Chúng ăn phá trực tiếp hoặc
ký sinh làm cho cây trồng bị mất đi hay bị tổn thương các bộ phận, làm cho cây
trồng kém phát triển hay bị chết và cuối cùng làm giảm năng suất trồng trọt.
Khi dịch hại bộc phát trên diện rộng được gọi là dịch (với tên loài gây hại cụ
thể) ví dụ như dịch chuột, dịch rầy nâu…
Ở gốc độ sinh thái, cây trồng là sinh vật mức
I, là mức khởi đầu trong chuổi thức ăn của hệ thống sinh vật, nguồn cung cấp
dinh dưỡng ban đầu từ năng lượng ánh sáng mặt trời và các chất khoáng có trong
đất. Trong khi đó dịch hại là sinh vật mức II, dùng nguồn thức ăn từ sinh vật
mức I tức cây trồng. Theo nghĩa này dịch hại là những đối tượng gây hại cây
trồng cùng tồn tại trong một hệ sinh thái.
2-Phân
loại dịch hại
Có rất nhiều loài sinh vật gây hại thực vật nói
chung và gây hại đối với từng loài cây trồng nói riêng, gồm những sinh vật ký
sinh gây bệnh có kích thước nhỏ bé như virus, vi khuẩn, nấm bệnh cho đến những
loài có kích khá lớn mà mắt con người quan sát được như côn trùng, động vật có
xương sống như chuột, sóc…
Sau đây là những loài dịch hại cây trồng thường
gặp:
a-Các loài dịch hại cây trồng là vi sinh vật
1-Virus hại cây trồng: Là những loài vi sinh vật chuyên ký sinh trên thực vật còn
sống, những loài này không tồn tại được ngoài môi trường, ngoài ký sinh trong
thực vật chúng còn sống được trong cơ thể của môi giới truyền bệnh như côn
trùng, các loài nhện nhỏ và tuyến trùng…
2-Mycoplasma: Là dạng vi sinh vật có
tế bào nhỏ nhất được biết đến khoảng 0,1 micron (micron) đường kính. Loài này ký sinh
gây hại thực vật giống như virus.
2-Vi khuẩn ký sinh gây hại cây trồng: Là những loài vi sinh vật chuyên ký sinh gây bệnh thực vật,
ngoài việc sống trong cây, các loài vi khuẩn ở dạng tế bào hay bào tử có khả
năng sống được ở môi trường bên ngoài và từ đó lan rộng từ cây này sang cây
khác.
3-Nấm ký sinh gây hại cây trồng: Gồm nhiều loài vi nấm ký sinh gây hại trên tất cả các bộ
phận của cây trồng như rể, thân, lá, hoa, quả, hạt.
4-Tuyến trùng gây hại cây trồng: Tuyến trùng là động vật có kích thước khá lớn so với vi
khuẩn và nấm, tuy nhiên do mắt thường khó nhìn thấy nên được xếp vào vi sinh
vật hại cây. Tuyến trùng thường gây hại ở rể và thân, lá.
b-Các loài dịch hại cây trồng côn trùng
Có rất nhiều loài côn trùng là dịch hại cây
trồng như:
1-Bộ cánh đều= Bộ Đẳng cánh (Isoptera) : như mối
2-Bộ bọ ngựa (Mantodea): Như Bọ ngựa.
3-Bộ cánh da (Dermaptera) :
4-Bộ cánh úp (Plecoptera):
5-Bộ cánh thẳng (Orthoptera): Như Châu chấu, cào cào, muồm muỗm, dế…
6-Bộ Psocoptera như: Rệp sáp
7-Bộ cánh viền (Thysanoptera): Như, Bọ trĩ
8-Bộ cánh nửa (Hemiptera) : Như rầy nâu, rầy xanh.
9-Bộ cánh cứng (Coleoptera): Như Bọ hung,
Đuôn dừa..
10-Bộ hai cánh (Diptera) : Như Ruồi đục quả, muỗi hành…
11-Bộ Cánh vẩy/cánh phấn (Lepidoptera): Như Sâu cuốn lá lúa, sâu phao…
12-Bộ cánh màng (Hymenoptera): Như kiến, ong…
c-Các loài dịch hại là nhện nhỏ
Có hai loài nhện nhỏ phổ biến là:
1-Nhện đỏ: Hại cây trồng cạn.
2-Nhện gié hại lúa: Xuất hiện ở Nam và
Trung Bộ Việt Nam trong những năm gần đây.
d- Các loài dịch hại cây trồng là động vật
1-Cua đồng
2-Ốc bươu vàng
3-Chim
4-Dơi
5-Chuột
e- Các dịch hại là thực vật
1-Rong, tảo
2-Bèo
3-Cỏ dại
4-Cây dại
5-Dây leo ký sinh
3-Phòng trừ dịch hại
Do thiệt hại hàng năm do dịch hại rất lớn, trung bình giảm năng suất từ 10-20%.
Những ruộng, vười bị thiệt hại nặng có thể giảm trên 50% năng suất hoặc mất
trắng.
Vì vậy công tác bảo vệ thực vật trước hết là nhiệm vụ của người nông dân trực
tiếp sản xuất ra cây trồng.
Phòng trừ dịch hại liên quan đến quy định hay
quản lý của một loài được định nghĩa như là loài dịch hại, thường là bởi vì nó
được xem là bất lợi cho sức khỏe con người, môi trường sinh thái hoặc nền kinh
tế.
Ở mỗi nước có ngành Bảo vệ thực vật trực thuộc
Bộ nông nghiệp quản lý. Ngành Bảo vệ thực vật chịu trách nhiệm tổng hợp tình
hình địch hại, dự tính dự báo tình hình dịch hại sắp xảy ra. Là ngành chịu
trách nhiệm hướng dẫn nông dân thực hiện tốt công tác Bảo vệ thực vật. Chính
phủ mỗi nước có Pháp lệnh hoặc Luật Bảo vệ thực vật riêng.
Mỗi địa phương ở những nước nông nghiệp từ cấp
xã hoặc từ cấp huyện trở lên có ngành Bảo vệ thực vật thuộc tổ chức Nhà nước
địa phương hay Công ty tư nhân quản lý.
Phòng trừ dịch hại cây trồng có lịch sử phát
triển từ lâu đời. Ở Trung Đông người Sumer cổ đại đã biết dùng các hợp
chất lưu huỳnh như thuốc trừ sâu và bệnh cây cách nay khoảng 4.000 năm. Ở Ấn
Độ, thời kỳ văn minh Vệ Đà (cách nay khoảng 4.000 năm) trong Kinh Vệ Đà cũng đề
cập đến việc sử dụng các thực vật có độc tố để kiểm soát dịch hại cây trồng.
Ở Châu Âu trong thế kỷ thứ 18,19 đã phát triển
ngành công nghiệp sản xuất thuốc hóa học vô cơ để phòng trừ địch hại.
Kể thừ sau thế chiến thứ II, thuốc trừ sâu tổng
hợp DDT ra đời, mở ra kỷ nguyên mới cho ngành thuốc BVTV. Từ đó đến nay có hàng
ngàn hóa chất bảo vệ thực vật ra đời, bước đầu chúng có tác dụng thiết thực
trong phòng trừ sâu bệnh cây trồng.
Nhưng thuốc BVTV là con dao hai lưỡi, một mặt
nó diệt được dịch hại nhanh chóng, nhưng mặt khác nó gây ô nhiểm môi trường,
tác động tiêu cực đến hệ sinh thái tự nhiên và tạo ra những type côn trùng
kháng thuốc.
Do đó trong khoảng 50 năm (1945-1995) biện pháp
phòng trừ dịch hại (pest control) dùng thuốc hóa học là chủ yếu đã trở nên tai
họa và Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM (Integrated Pest Management) ra đời.
Khuynh hướng ngày nay trong
quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) có những bước phát triển mới như phát triển
công nghệ sinh thái (trồng hoa trên bờ ruộng), dùng nhiều chế phẩm vi sinh và
kể cả nuôi côn trùng thiên địch để phóng thích ra đồng ruộng nhằm kiểm soát dịch
hại, như công nghệ nuôi ong mắt đỏ thả ra đồng để trừ sâu cánh vãy trên ruộng
trồng cây hướng dương ở Nga, thả ong ký sinh để diệt bọ cánh cứng hại dừa ở
Việt Nam.
Tuy nhiên dùng thuốc hóa học
phòng trừ dịch hại cũng đóng vai trò quan trọng và chủ lực trong phòng trừ dịch
hại, nhưng phải cân nhắc lại theo quan điểm sinh thái.
4-Các biện pháp Phòng trừ dịch hại tổng hợp
4-1. BIỆN PHÁP KIỂM DỊCH VÀ KHỬ TRÙNG:
a-Kiểm dịch thực vật: là biện
pháp ngăn ngừa sự xâm nhập của sâu bệnh mới và cỏ dại từ nước ngoài vào
trong nước hoặc lây lan giữa các vùng trong nước.Đây là công việc hết sức quan
trọng của mỗi quốc gia và được thể hiện bằng văn bản pháp luật.Thông thường khi
các loại sâu bệnh hại xâm nhập đến những vùng lãnh thổ mới
,nếu gặp điều kiện khí hậu thích hợp,chúng sẽ phát triển mạnh mẽ vì không
gập sự khống chế của các loài thiên địch nơi bản địa.Các loại cỏ dại cũng
phát triển nhanh vì không có côn trùng gây hại hoặc VSV gây bệnh
khống chế.Sự xâm nhập của ốc bươu vàng (Pomacea
canaliculata) vào nước ta trong thời gian qua là một ví dụ.
b-Khử trùng: khử trùng
các vật liệu làm giống (hạt,hom,củ...) bị nhiễm sâu bệnh trước khi đem
trồng cũng là một biện pháp để ngăn ngừa sâu bệnh lan rộng trên
đồng ruộng, giảm được chi phí phòng trừ trong sản xuất .Việc khử
trùng thường được tiến hành với các thuốc diệt nấm, thuốc xông hơi diệt sâu bọ,
xử lý nước nóng, xử lý nhiệt, dùng tia phóng xạ. Làm sạch hạt giống bị lẫn cỏ
dại cũng là biện pháp ngăn ngừa tác hại của cỏ dại trên đồng
ruộng.
4-2. BIỆN PHÁP CƠ GIỚI:
Đây là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện
và đã được áp dụng từ lâu đời. Nguyên lý của biện pháp này là dùng tay
bắt giết sâu bọ, ngắt bỏ lá thân bị bệnh, thu lượm ổ trứng...Biện pháp này đã
được áp dụng phổ biến trước đây như những chiến dịch thu lượm ổ trứng
sâu đục thân, ngắt lá bệnh. Gần đây là chiến dịch thu lượm ốc bươu
vàng trên toàn quốc. Ưu điểm của biện pháp này là đơn giản, rẻ tiền
và tận dụng được nhân công nhàn rỗi. Song nó cũng bộc lộ khuyết điểm là có tác
động chậm và hiệu quả thấp.
3. BIỆN PHÁP CANH TÁC
Đây là một bộ phận quan trọng không thể thiếu
được trong hệ thống QLDHTH đối với bất kỳ một loại cây trồng nào.
Các kỹ thuật trong biện pháp canh tác nhằm cải thiện
điều kiện sinh thái theo hướng có lợi cho sự sinh trưởng cảu cây
trồng để đạt năng suất cao , hạn chế được sự phát triển của
sâu bệnh và tăng khả năng đền bù của cây trồng đối với các
mất mát do sâu bệnh hoặc tác nhân khác gây ra. Ưu điểm của
biện pháp này là chi phí thấp, dễ áp dụng trong sản xuất, không gây
ảnh hưởng đến môi trường và phát huy được hiệu quả ngay từ đầu. Đây là biện
pháp chủ lực của các nhà Nông nghiệp Hữu cơ trong xu hướng bảo tồn sự đa dạng
sinh học của nề nông nghiệp sinh thái bền vững.
- Làm đất và vệ sinh đồng ruộng
Làm đất sớm và vệ sinh đồng ruộng sau mỗi vụ
gieo trồng rất có ý nghĩa để diệt trừ mầm mống sâu bệnh trong đất
và trên tàn dư cây trồng .Cày lật đất sớm có thể diệt được nhiều sâu non
và nhộng đục thân,sâu keo trong gốc rạ.Vệ sinh đồng ruộng ,dọn sạch tàn dư cây
trồng có nghĩa là làm mất nơi cư trú của các loại rầy và tiêu diệt hạch
nấm bệnh khô vằn...là mầm mống sâu bệnh trung chuyển sang gây hại vụ lúa
tiếp theo.Nguyên lý tác động của biện pháp vệ sinh đồng ruộng
và xử lý tàn dư cây trồng sau mỗi vụ là để cắt đứt vòng chu chuyển của
sâu bệnh từ vụ này sang vụ khác,hạn chế nguồn sâu bệnh
tích luỹ và lây lan ngay từ đầu vụ gieo trồng. Quan điểm IPM cho rằng không nên
"sơn bờ" mà chỉ phát quang bờ ruộng,vì đó là nơi trú ngụ cuả
thiên địch sau vụ thu hoạch và sẽ là nguồn cung cấp thiên địch cho ruộng lúa
ngay từ đầu vụ.
- Luân canh
Luân canh là trồng liên tiếp nhiều loài cây
trên cùng một khoảnh đất, mỗi thời gian một loài, nhằm cải tạo đất (chẳng hạn,
dùng cây này sản sinh ra những chất dinh dưỡng cần cho cây sau), tận dụng các
lớp đất (liên tiếp bằng những loài có rễ ăn xuống những độ sâu khác nhau. Mô
hình luân canh lúa – đậu xanh đã được nông dân xã Kiến An áp dụng nhưng hiệu
quả kinh tế bước đầu chưa cao. Tuy nhiên nhiều hộ nông dân cũng có lãi cao và
có kinh nghiệm trong sản xuất theo mô hình luân canh này. Trồng luân canh các
loại cây trồng khác nhau trên một cánh đồng là biện pháp rất
có hiệu quả để hạn chế sâu bệnh và cỏ dại ."Rau
nào sâu nấy",phần lớn các loại sâu bệnh trên lúa
không gây hại cho cây trồng khác và ngược lại.Chưa kể một số
loại cây trồng còn tiết ra chất kích thích sự phát triển của cây
trồng và hạn chế sâu bệnh ở vụ sau .Vì vậy việc luân canh
giữa lúa và cây trồng khác (lúa-màu-lúa hoặc màu-lúa-màu) là phương thức
canh tác có lợi để phòng trừ sâu bệnh. Nguyên lý của biện pháp này
là cắt đứt mối quan hệ chuyên tính giữa các sinh vật gây
hại và cây chủ của chúng, hạn chế sự phát triển của các
loại gây hại .
- Thời vụ gieo sạ thích hợp
Xác định thời vụ thích hợp còn phải dựa
trên đặc điểm phát sinh phá hại của sâu bệnh quan trọng ở địa
phương,bảo đảm cho cây trồng tránh khỏi dịch bệnh làm tổn thất sản lượng.
- Gieo sạ giống chống chịu sâu bệnh
Là biện pháp quan trọng nhằm chủ
động ngăn ngừa tác hại của sâu bệnh. Ngày nay bằng kỹ thuật
hiện đại người ta đã tạo ra được những giống kháng rầy nâu, đạo ôn, bạc lá giúp
nông dân tiết kiệm được chi phí phòng trừ rất lớn. Thông thường sau môt
thời gian các giống mất đi tính kháng sâu bệnh do sự tiến hoá của các nòi
sâu bệnh. Để ngăn ngừa tình trạng này người ta khuyến cáo nên đa gien hoá
trên đồng ruộng, nghĩa là trên một cáng đồng nên trồng nhiều loại giống
mang các gien kháng khác nhau để khi một giống bị nhiễm sẽ không có khả năng
lây lan sang các giống khác và như vậy nguồn sâu bệnh sẽ không được lây
lan. Hỗn hợp giống trên một ruộng cũng là hình thức đa gien hoá để ngăn ngừa sự
lây lan của bệnh. Về cơ sở khoa học .phương pháp này rất có hiệu
quả song cũng đòi hỏi các yêu cầu khắt khe như các giống hỗn hợp nhau
phải :cùng kểu hình (cao cây,dạng lá...) cùng thời gian sinh trưởng, cùng đặc
tính hạt.
- Mật độ gieo sạ
Mỗi giống cây trồng dều có một mật
độ khoảng cách hợp lý để đạt năng suất cao.Mật độ này phụ thuộc vào
độ phì của đất ,khả năng đẻ nhánh của giống và điều kiện thời tiết. mật
độ cây trồng liên quan chặt chẽ đến dinh dưỡng đất,tiểu khí hậu đồng
ruộng và tình hình sâu bệnh hại. Sạ thưa dễ bị cỏ dại lấn át nhưng
sạ dày quá lại tạo môi trường thuận lợi (nơi cư trú, ẩm độ ...) cho sâu bệnh
phát triển như rầy nâu).
-Bón
phân cân đối hợp lý
Phân bón có ảnh hưởng trực tiếp đến cây
trồng và thông qua cây trồng có ảnh hưởng đến sự phát sinh
gây hại của nhiều loại sâu bệnh. Phân bón là thành phần dinh dưỡng
không thể thiếu giúp cây trồng phát triển tốt. Tuy nhiên bón nhiều
phân hoặc bón không hợp lý sẽ làm cây phát triển không bình thường và dễ
bị sâu bệnh phá hại. Ruộng lúa bón nhiều phân dễ bị lốp đổ, hấp dẫn các
loại sâu cuốn lá, sâu keo gây hại và thường các bệnh đạo ôn, khô
vằn phá hại mạnh. Bón phân không cân đối hoặc không đúng giai đoạn sinh
trưởng của cây trồng cũng gây ra những hiện tượng tương tự. Mỗi
loại cây trồng có yêu cầu khác nhau vè tỷ lệ NPK. Bón nhiều N mà
thiếu P, K cũng dễ làm cây bị bệnh. Phân chuồng và các loại phân vi lượng
có tác dụng giúp cây sinh trưởng khỏe ,tăng tính chống chịu sâu bệnh
hại.Mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây trồng có những nhu cầu khác
nhau về dinh dưỡng. Lân và phân chuồng nên bón lót vì là loại khó tiêu. Kali
nên chia bón hai lần vào giai đoạn đẻ nhánh và tượng khối sơ khởi, để giúp cứng
cây và chống chịu sâu bệnh và là nguồn vận chuyển ding dưỡng nuôi hạt khi
lúa trỗ, làm hạt lúa chắc và sáng hơn, nên năng suất cao hơn.
- Chế độ nước
Mỗi giai đoạn cây trồng có nhu cầu nước
khác nhau. Sau giai đoạn lúa đẻ rộ nên rút nước để hạn chế sự đẻ nhánh và giúp
rễ đâm sâu để tăng tính chống đổ ngã. Khi có bệnh khô vằn không nên giữ mực
nước cao vì hạch nấm sẽ dễ dàng tấn công phần ngọn lúa. Nhưng nếu bị bệnh đạo
ôn thì nên giữ nước để điều tiết nhiệt độ tiểu khí hậu ruộng lúa nà nếu ruộng
khô lúa sẽ hút dạng đạm tự do trong đất làm cho bệnh đạo ôn càng nặng thêm.
4-IV. BIỆN PHÁP SINH HỌC
Tổ chức đấu tranh sinh học quốc tế đã định
nghĩa:"Biện pháp sinh học là việc sử dụng những sinh vật hay các sản
phẩm hoạt động sống của chúng nhằm ngăn ngừa hoặc làm giảm bớt tác hại do các
sinh vật hại gây ra"(IOBC-1971). Như vậy biện pháp sinh học là
hoạt động của con người nhằm sử dụng các sinh vật sống hoặc
các tác nhân sinh học để phòng trừ dịch hại. Nó cũng bao gồm
việc bảo vệ và tăng cường hoạt động của các loại thiên
địch trong tự nhiên. Do đó trong biện pháp sinh học bao gồm các
hoạt động sau:
a. Bảo vệ và tăng cường hoạt động của thiên địch sẵn
có
-Bảo vệ
thiên địch tránh bị độc hại do hoá chất
BVTV bằng cách hạn chế tối đa việc phun thuốc, chỉ sử dụng thuốc có tính độc
thấp, thuốc có nguồn gốc sinh học và tiến đến không sử dụng thuốc trừ
sâu trên đồng ruộng.
-Tạo nơi
cư trú cho thiên địch: để cỏ và trồng cây
họ đậu trên bờ ruộng, làm các bờ rạ cho thiên địch ẩn nấp.
-Các kỹ
thuật canh tác giúp duy trì và phát triển thiên địch:luôn giữ mực nước ruộng, gieo sạ mật độ thích
hợp, biện pháp hợp lý.
b. Nhập nội các thiên địch mới
Hoạt động này thường được sử dụng
trong những trường hợp sâu hại từ nước ngoài du nhập vào, chưa có các thiên
địch đủ sức khống chế ở trong nước.ở VN người ta đang tìm cách nhập nội thiên
địch của ốc bươu vàng từ Nam mỹ vì ốc bươu vàng được đưa vào Việt
Nam với mục đích thương mại, không được kiểm dịch nên trong thời gian qua
đã gây hại mạnh do không có thiên địch của ốc bươu vàng ở
trong nước. Ở Miền nam trước đây, quân đội Mỹ đã đưa vào một số loại cỏ
(Cỏ mỹ, Mắc cỡ mỹ...) để bảo vệ khu quân sự và sau đó chúng
ta phải nhập loại sâu ăn cỏ này vì chúng đã gây hại mạnh ở
miền Nam .
c. Nuôi nhân và lây thả thiên địch trên ruộng
Kỹ thuật này được áp dụng với các
loại ký sinh chuyên tính hẹp.Khi được thả trên ruộng, ký sinh sẽ
tìm đên vật chủ ưa thích của chúng để tiêu diệt .Việc lây thả được
tiến hành nhiều lần trong vụ, vào những thời gian thích hợp để ngăn chặn sự
bùng phát của sâu hại. Ví dụ của kỹ thuật này là dùng ong mắt đỏ Trichogramma,
ong được nuôi nhân trong phòng thí nghiệm, rồi được đem thả trên
ruộng với một mật độ 100.000 con /ha để trừ sâu đục thân và cuốn lá vì
ong mắt đỏ ký sinh mạnh trên trứng của hai loại sâu trên.
d. Sử dụng các chế phẩm sinh học
Phần lớn các chế phẩm sinh học có nguồn
gôc VSV như: nấm, vi khuẩn, virus, nguyên sinh động vật.
-Các chế phẩm từ nấm như: Beauveria
và Metarhizum đang được thử nghiệm ở nước ta để trừ rầy nâu, châu chấu và
một số sâu hại khác.
-Các chế phẩm từ vi khuẩn phổ biến nhất hiên
nay là BT (Bacillus Thurigiensis) dùng để trừ sâu non bộ cánh phấn như: sâu tơ,
sâu keo da láng.
-Các chế phẩm từ virus nagỳ nay đang được
nghiên cứu và sử dụng trừ sâu rất có hiệu quả, đặc biệt là các virsus
nhân đa diện (NPV). Chúng được phân lập từ kí chủ bị chết, nhân lên trong
phòng thí nghiệm để tạo thành chế phẩm NPV, có tác dụng cao để trị sâu xanh hại
bông, sâu tơ bắp cái, sâu khoang, sâu keo da láng.
-Chế phẩm từ tuyến trùng và nguyên sinh động
vật cũng đang được ngiên cứu sử dụng như tuyến trùng Romanomermis
Spp để trừ ruồi đục nõn,sâu năn và ruồi đục lá hại lúa, tuyến trùng Neoplecta
Spp để trừ sâu tơ,sâu keo da láng.
e. Sử dụng Pheromone và Hormone điều hoà sinh trưởng côn
trùng
- Pheromone là chất tiết ra từ côn trùng
và nhện để trao đổi thông tin giữa các cá thể cùng loài .Phổ
biên nhất là Pheromone hấp dẫn sinh dục được tiết ra từ con cái để quyến
rũ con đực đến giao phối và Pheromone hội đàn do các cá thể tiết ra để gọi nhau
tìm kiếm thức ăn hoạc giao phối. Các hợp chất tổng hợp tương tự như Pheromone
đã được dùng trong phòng trừ sâu hại với mục đích là bẫy dẫn
dụ giết các con đực. Làm bẫy để theo dõi sự phân bố và hoạt động
của côn trùng trong công tác dự tính dự báo.
-Hormone là chất điều hoà sinh trưởng có
trong cơ thể sinh vật. Cơ chế tác động của các chất điều hoà sinh trưởng côn
trùng là làm cho trứng phát triển không bình thường (không nở hoặc bị
chết sau nở), sâu non không hoá thành nhộng và trưởng thành được, một số có thể
hoá trưởng thành nhưng không sinh sản được .
f. Kĩ thuật diệt sinh
Kỹ thuật này dựa trên phương pháp xử lý
phóng xạ các con đực(ở giai đoạn nhộng hoặc cuối giai đoạn ấu trùng) làm chúng
mất khả năng sinh sản.Các con đực đã bị diệt sinh,khi thả ra ngoài ruộng với số
lượng đủ lớn,sẽ cạnh tranh với các con đực khác trong tự nhiên khi giao phối
với con cái,làm trứng không được thụ tinh và không nở được.
Thiên địch ký sinh sâu
Thiên địch săn mồi ăn côn trùng
Vi sinh vật ký sinh côn trùng và động vật có ích
Thiên địch săn mồi ăn côn trùng
Vi sinh vật ký sinh côn trùng và động vật có ích
V. BIỆN PHÁP HÓA HỌC
Đây là biện pháp cuối cùng khi đã sử dụng hết
các biện pháp nêu trên mà không thành công sâu bệnh vẫn phát triển mạnh.
Khi đó ta cần rà soát lại xem thử đã làm sai khâu nào trong các biện pháp trên.
Thông thường do bộ giống sử dụng đã bị đổ vỡ tính kháng hoặc thời tiết không
thích hợp đã kìm hãm một số thiên địch phát triển và như vậy sâu hại côn
trùng điều kiện phát triển gây hại mạnh. Trong trường hợp đặc
biệt phải sử dụng thuốc BVTV ta nên chú ý những điều sau đây:
-Sử dụng thuốc theo ngưỡng kinh tế. Trong thưc
tế khó xác định được ngưỡng kinh tế của một loại sâu bệnh hại, song ta
nên cố gắng chỉ phun khi thấy mật độ sâu đủ lớn và xu thế (căn cứ
thời tiết ,cây trồng ,tuổi sâu) còn tăng nữa thì mới phun. Lợi ích của việc này
là tiết kiệm chi phí ,giữ cân bằng sinh học trên đồng ruộng và giảm gây ô
nhiễm môi trường .
-Sử dụng loại thuốc tương đối an toàn với
thiên địch. Nên sử dụng thuốc có phổ tác dụng hẹp hoặc các thuốc vi sinh.
Cần phải chon thời gian và phương thức xử lý ít ảnh hưởng đến thiên địch: ví dụ
như việc xử lý thuốc Regent cho hạt giống để trừ bọ trĩ ,dòi đục lá ,sâu năn
được đánh giá tốt vì ít ảnh hưởng đến thiên địch.
-Sử dụng thuốc theo kỹ thuật 4
đúng: đúng thuốc , đúng nồng độ liều lượng , đúng lúc và đúng cách.
Nói chung biện pháp hoá học chỉ
được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp khi tình hình sâu
bệnh ở mức cao và điều kiện còn có thể bộc phát mạnuh
mà áp dụng tất cả các biện pháp đều không kìm hãm được. Biện pháp hoá học
không được khuyến khích trong hệ thống quản lý dịch hại tổng
hợp.
4-V. KẾT LUẬN
Nếu được quan tâm một cách thích đáng trong
việc ứng dụng phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng thì sẽ đem lại hiệu quả tốt
trong sản xuất nông nghiệp. Tiết kiệm chi phí đầu vào mà sản lượng lại cao và
bền vững.
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Tài liệu tham khảo
6-http://phong-tru-tong-hop-dich-hai-huong-den-phat-trien
NN-ben-vung