Nấm đối kháng Trichoderma

NẤM ĐỐI KHÁNG TRICHODERMA

Chế phẩm nấm Trichoderma BIMA
của Trung tâm Công nghệ sinh học TP HCM
1-Phân loại khoa học (Scientific classification)

Giới (Kingdom):
Nấm (Fungi)
Ngành (Phylum):
Nấm túi (Ascomycota)
Lớp (Class):
Phân lớp (Subclass):
Bộ (Order):
Họ (Family):
Chi (Genus):
Loài (Species) :
Trichoderma spp.

2-Lịch sử phát hiện
Chủng nấm Trichoderma được phát hiện đầu tiên bởi Persoon vào năm 1794, vào thời điểm đầu tiên này ông đã mô tả được 3 loài:
1-Trichoderma caesium Pers. (1794).
2-Trichoderma nigrescens Pers. (1794).
Cho đến năm 1801 Persoon và Gray đã mô tả chi tiết được 7 loài nấm  Trichoderma đó là:
1-Trichoderma caesium Pers. (1794).
2-Trichoderma nigrescens Pers. (1794).
4-Trichoderma aureum Pers. (1796).
5-Trichoderma laeve Pers. (1796).
6-Trichoderma dubium Pers. (1801).
7-Trichoderma fuliginoides Pers. (1801).
Trong suốt 2 thế kỹ tiếp theo đến năm 1999 các nhà khoa học trên thế giới đã phát hiện thêm khoảng 90 loài.
Từ năm 2000 trở lại đây đã phát hiện thêm khoảng 50 loài mới. Cho đến hiện nay (2013) đã có trên 150 loài nấm Trichoderma được mô tả.

Khuẩn ty và bào tử của một số loài nấm Trichoderma
3-Các chủng nấm Trichoderma có hoạt tính sinh học cao
Hiện nay có các loài nấm Trichoderma quan trọng được dùng trong công nghệ sinh học là:
1-Trichoderma reesei E.G. Simmons (1977): Được sử dụng để sản xuất enzym và hemicellulase.
2-Trichoderma longibrachiatum Rifai (1969): Được dùng để sản xuất xylanase.
3-Trichoderma harzianum Rifai (1969): Được dùng để sản xuất chitinase.
Ngoài ra có rất nhiều loài nấm Trichoderma rất hữu ích được dùng trong nông nghiệp như là nấm đối kháng để phân giải chất hữu cơ trong đất, phòng trừ tuyến trùng và nhiều loài nấm hại cây trong đất như:
4-Đặc điểm chung của các loài nấm Trichoderma
4-1-Môi trường sống và đặc điểm sinh học
Chủng nấm Trichoderma thuộc nhóm nấm bất toàn (Deuteromycetes hay Fungi Imperfecti), có khuẩn lạc màu lục (khi tăng trưởng dưới nắng mặt trời).
Nhóm nấm bất toàn là những nấm sinh sản vô tính bằng bào tử bụi mang bởi những giá bào tử có hình dạng khác nhau xếp thành chuổi (đính bào tử) ở đầu ngọn có cuống bào tử.
Phương pháp phân loại truyền thống dựa trên sự khác nhau về hình thái chủ yếu là ở bộ phận hình thành bào tử vô tính, gần đây nhiều phương pháp phân loại dựa trên cấu trúc phân tử đã được sử dụng.
Bộ gen của nhiều loài Trichoderma đã được giải mã và được công bố công khai từ JGI. Bộ gen của nấm Trichoderma có khoảng 30-40 Mb, với khoảng 12.000 gen được định danh.
Nấm Trichoderma spp. hiện diện gần như trong tất cả các loại đất và trong một số môi trường sống khác. Đây là những loài nấm đất phổ biến trên khắp thế giới. Chúng là loại nấm được nuôi cấy thông dụng nhất.
Nấm Trichoderma phát triển nhanh ở 25-30°C, có một số ít loài Trichoderma tăng trưởng được ở 45°C.
Khuẩn lạc của nấm Trichoderma có màu trong suốt trên môi trường thạch đường bột ngô (CMD). Trên môi trường thạch đường khoai tây (PDA) khuẩn lạc có màu trắng, đôi khi có màu vàng nhạt và có mùi thạch dừa đặc trưng.
Sợi nấm Trichoderma phân nhánh mạnh, thường được hình thành ở dạng gần như vòng tròn đồng tâm ở phần trục chính gần cực. Các nhánh sợi nấm thường mọc tạo gốc với trục chính khoảng 90 độ. Phần ngọn sợi nấm thường có dạng như ngọn cây thông hay kim tự tháp (ví dụ với  Trichoderma  conidiophore).
Hầu hết các giống Trichoderma không sinh sản hữu tính mà thay vào đó là cơ chế sinh sản vô tính. Tuy nhiên, có một số giống sinh sản hữu tính đã được ghi nhận nhưng những giống này không thích hợp để sử dụng trong các phương pháp kiểm soát sinh học.
Bào tử của nấm Trichoderma mịn, thường xuất hiện dạng khô nhưng ở một số loài có thể được nằm trong giọt chất lỏng màu xanh lá cây hoặc màu vàng (ví dụ T. virens , T. flavofuscum ). Bào tử của hầu hết các loài có hình elip, 3-5 x 2-4 µm (L / W => 1.3), bào tử hình cầu (L / W <1,3) rất hiếm, chỉ thấy ở một vài loài.
Bào tử hậu có thể được sản xuất bởi tất cả các loài, thường mọc ở phần cuối của những nhánh ngắn ở dạng đơn bào. Bào tử hậu của một số loài là đa bào (như T. stromaticum ).
Nấm Trichoderma hiện diện với mật độ cao và phát triển mạnh ở vùng rễ của cây, một số giống có khả năng phát triển ngay trên rễ. Những giống này có thể được bổ sung vào trong đất hay hạt giống bằng nhiều phương pháp. Ngay khi chúng tiếp xúc với rễ, chúng phát triển trên bề mặt rễ hay vỏ rễ phụ thuộc vào từng giống. Vì vậy, khi được dùng trong xử lý hạt giống, những giống thích hợp nhất sẽ phát triển trên bề mặt rễ ngay cả khi rễ phát triển dài hơn 1m phía dưới mặt đất và chúng có thể tồn tạo và còn hiệu lực cho đến 18 tháng sau khi sử dụng. Tuy nhiên không phải nhiều giống có khả năng này.
Ngoài sự hình thành khuẩn lạc trên rễ, nấm Trichoderma còn tấn công, ký sinhlấy chất dinh dưỡng từ các loài nấm khác. Bởi vì nơi Trichoderma phát triển tốt nhất là nơi có nhiều rễ khỏe mạnh, vì Trichoderma sở hữu nhiều cơ chế cho việc tấn công các loài nấm gây bệnh cũng như cơ chế cho việc nâng cao sự sinh trưởng và phát triển của cây. Nhiều phương pháp mới trong kiểm soát sinh học và nâng cao sự sinh trưởng của cây hiện nay đã được chứng minh rõ ràng. Quá trình này được điều khiển bởi nhiều gen và sản phẩm từ gen khác nhau. Sau đây là một số cơ chế chủ yếu:
-Ký sinh nấm khác.
-Tạo chất kháng sinh có tác dụng diệt nấm và vi khuẩn trong đất.
-Cạnh tranh chất dinh dưỡng và không gian với các loài nấm khác.
-Giúp cây chịu đựng các điều kiện bất lợi bằng việc gia tăng sự phát triển của cây và rễ.
-Làm hòa tan và cô lập chất dinh dưỡng vô cơ.
-Tạo cho cây có cảm ứng kháng bệnh.
-Tạo sự bất hoạt enzyme gây bệnh cho cây.
4-2-Một số loài nấm Trichoderma gây bệnh cho cây trồng
Đa số các loài Trichoderma là nấm có ích, tuy nhiên có một số loài là tác nhân gây bệnh hại cây trồng như:
-Loài T. aggressivum (trước đây là T. harzianum biotype 4) gây bệnh mốc xanh trên cây cảnh.
-Loài T.viride gây bệnh mốc xanh trên củ hành tây.
4-3-Môi trường nuôi cấy nấm Trichoderma
-Nghiên cứu về nấm Trichoderma, người ta biết được các loài có hoạt tính xenlulaza cao như Tricoderma koningi, Trichoderma lignorumTrichoderma viride.
-Môi trường thích hợp để cho Trichoderma viride sản sinh xenlulaza theo Mandels và Sterberg là thành phần như sau:
(NH4)2SO4
FeSO4.7H2O
KH2PO4
MnSO4.4H2O
URE
ZnSO4.7H2O
CaCl2
COCl2
MgSO4.7H2O
Xenlulaza:  0,75-1%  
Pepton: 0,075-0,1%
pH lúc đầu: 5,0-6,0.
Trong đó, nguồn xenlulaza trong môi trường nuôi cấy có ảnh hưởng rõ rệt đến sự hình thành xenlulaza. Nhiều nghiên cứu cho biết xenlulaza là nguồn cacbon C thích hợp nhất đối với sự tổng hợp xenlulaza; Pepton làm kích thích việc tạo thành xenlulaza.
Nitrat là nguồn nitơ thích hợp đối với việc tổng hợp xenlulaza. Tuy nhiên muối Amon có thể làm ức chế sự tổng hợp của xenlulaza (nguyên nhân do làm giảm pH của môi trường dẫn đến việc làm bất hoạt xenlulaza hoặc làm cố định enzym lại trong sợi nấm).
Trichoderma viride có thể tổng hợp xenlulaza rất tốt khi nuôi cấy trên hổn hợp cám tiểu mạch: mùn cưa (tỷ lệ 2:1) đã được axit hóa và làm ẩm.
-Môi trường nuôi nấm Trichoderma thông dụng là:
KH2PO4: 0,2%
(NH4)2SO4: 0,14%
URE: 0,03%
MgSO4.7H2O: 0,03%
CaCl2: 0,03%
FeSO4.7H2O: 5mg/l
MnSO4.H2O: 1,56 mg/l
ZnSO4.7H2O: 1,4 mg/l
CoCl2: 2mg/l
Pepton: 0,1% 

Khuẩn lạc của nấm Trichoderma harzianum chủng T-22 (KRL-AG2)
Các khu vực màu trắng không có chứa bào tử (spores), 
khu vực màu xanh lá cây có chứa bào tử spores (conidia).
5-Tác dụng của nấm Trichoderma với cây trồng
5-1-Khả năng kiểm soát bệnh cây
Rất nhiều giống Trichoderma có khả năng kiểm soát các loài nấm gây bệnh khác. Tuy nhiên một số giống thường có hiệu quả hơn những giống khác trên một số bệnh nhất định. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, nấm Trichoderma giết nhiều loại nấm gây thối rễ chủ yếu như: Pythium, RhizoctoniaFusarium. Quá trình đó được gọi là: kí sinh nấm (mycoparasitism).
Trichoderma tiết ra một enzym làm tan vách tế bào của các loài nấm khác. Sau đó nó có thể tấn công vào bên trong loài nấm gây hại đó và tiêu thụ chúng. Sự kết hợp này cho phép nó bảo vệ vùng rễ của cây trồng chống lại các loại nấm gây thối rễ trên đồng ruộng.
Các loài nấm Trichoderma nói chung phát triển trong môi trường tự nhiên trên bề mặt của rể cây, do đó có tác dụng kiểm soát sinh học với một số bệnh trên rể gây ra bởi tuyến trùng và nấm, ngoài ra cũng có thể có hiệu quả chống lại các bệnh trên lá do loài nấm này kích thích bộ rể tổng hợp chất đề kháng để chống lại các tác nhân vi sinh vật xâm nhập, các chất đề kháng này từ rể di chuyển đến các bộ phận phía trên của cây.
Các cơ chế kiểm soát sinh học khác nhau bao gồm kháng sinh, ký sinh, cạnh tranh và tạo chất đề kháng trong cây chủ.
Chủng sử dụng T-22 tiết ra nhiều enzym chính yếu, endochitinase, hơn các chủng hoang dại, là chủng thương mại được dùng phổ biến trên thế giới.
Những phát hiện mới hiện nay cho thấy rằng một số giống nấm Trichoderma có khả năng hoạt hóa cơ chế tự bảo vệ của thực vật, từ đó những giống nấm này cũng có khả năng kiểm soát những bệnh do các tác nhân khác ngoài nấm.


Nấm Trichoderma (màu vàng) tấn công nấm Pythium (màu xanh).
Nguồn: Hubbard et al., 1983. Phytopathology 73:655-659.


Nấm Trichoderma tấn công nấm khác

5-2-Kích thích sự tăng trưởng của cây trồng
Những lợi ích mà những loài nấm này mang lại đã được biết đến từ nhiều năm qua bao gồm việc kích thích sự tăng trưởng và phát triển của thực vật do việc kích thích sự hình thành nhiều hơn và phát triển mạnh hơn của bộ rễ so với thông thường. Những cơ chế giải thích cho các hiện tượng này chỉ mới được hiểu rõ ràng hơn trong thời gian gần đây. Hiện nay, một giống nấm Trichoderma đã được phát hiện là chúng có khả năng gia tăng số lượng rễ mọc sâu (sâu hơn 1 m dưới mặt đất). Những rễ sâu này giúp các loài cây như bắp hay cây cảnh có khả năng chịu được hạn hán.
Một khả năng có lẽ đáng chú ý nhất là những cây bắp có sự hiện diện của nấm Trichoderma dòng T22 ở rễ có nhu cầu về đạm thấp hơn đến 40% so với những cây không có sự hiện diện của loài nấm này ở rễ.

Tác dụng kích thích bộ rể của nấm T. harzianum (T22) trên cây đậu (ảnh phải).
5-3-Khả năng phân giải chất hữu cơ 
Nấm Trichoderma là một nguồn vi sinh vật sản xuất ra các enzym có tác dụng phân giải chất hữu cơ trong đất. Nhiều chủng nấm được phân lập dùng trong công nghiệp sản xuất emzym như:
T. reesei được sử dụng để sản xuất cellulase và hemixenlulaza.
T. longibratum được sử dụng để sản xuất enzyme xylanase.
T. harzianum được sử dụng để sản xuất chitinase.
6-Các ứng dụng thực tiển
6-1-Ứng dụng của nấm Trichoderma trong chế biến lương thực và ngành dệt
Trichoderma là những loài nấm sản xuất nhiều enzyme ngoại bào rất có hiệu quả. Chúng được thương mại hóa trong việc sản xuất các cellulase và các enzyme khác phân hủy các polysaccharide phức tạp. Nhờ vậy chúng thường được sử dụng trong thực phẩm và ngành dệt cho các mục đích tương tự.
6-2-Nấm Trichoderma là tác nhân kiểm soát sinh học
Hiện nay loài nấm này đã được sử dụng một cách hợp pháp cũng như không được đăng ký trong việc kiểm soát bệnh trên thực vật. Các chế phẩm nấm Trichoderma được sản xuất và sử dụng như là chất kiểm soát sinh học một cách có hiệu quả. Hình thức sử dụng dưới dạng chế phẩm riêng biệt hoặc được phối trộn vào phân hữu cơ để bón cho cây trồng vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây vừa tăng khả năng kháng bệnh của cây.
Ba loài nấm Trichoderma được dùng phổ biến trong kiểm soát sinh học là loài T. harzianum ,  T. viride  và T. hamatum.  
6-3-Nguồn gen để sử dụng trong chuyển gen
Nhiều vi sinh vật kiểm soát sinh học đều có chứa một số lượng lớn gen mã hoá các sản phẩm có hoạt tính cần thiết sử dụng trong kiểm soát sinh học. Nhiều gen có nguồn gốc từ Trichoderma đã được tạo dòng và có tiềm năng ứng dụng rất lớn trong chuyển gen để tạo ra cây có khả năng kháng được nhiều bệnh. Chưa có gen nào được thương mại hóa, tuy nhiên có một số gen hiện đang được nghiên cứu và phát triển.
7-Khả năng ứng dụng ở Việt Nam
Các kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Cần thơ, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, Công ty thuốc sát trùng Việt Nam, Viện Sinh học Nhiệt đới đã cho thấy hiệu quả rất rõ ràng của nấm Trichoderma trên một số cây trồng ở Đồng Bằng Sông Cửu long và Đông nam Bộ. Các nghiên cứu cho thấy nấm Trichoderma có khả năng tiêu diệt nấm Furasium solani (gây bệnh thối rễ trên cam quýt, bệnh vàng lá chết chậm trên tiêu) hay một số loại nấm gây bệnh khác như Sclerotium rolfsii, Fusarium oxysporum, Rhizoctonia solani.
Công dụng thứ hai của nấm Trichoderma là khả năng phân huỷ cellulose, phân giải lân chậm tan. Lợi dụng đặc tính này người ta đã trộn Trichoderma vào quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh để thúc đẩy quá trình phân huỷ hữu cơ được nhanh chóng. Các sản phẩm phân hữu cơ sinh học có ứng dụng kết quả nghiên cứu mới này hiện có trên thị trường như loại phân Cugasa của Công ty Anh Việt (TP. Hồ Chí Minh) phân VK của Công ty Viễn Khang (Đồng Nai) đã được nông dân các vùng trồng cây ăn trái, cây tiêu, cây điều và cây rau hoan nghênh và ứng dụng hiệu quả. 
Nguồn: TS. Dương Hoa Xô - TT CNSH Tp. Hồ Chí Minh
8-Các sản phẩm nấm Trichoderma được sản xuất ở Việt Nam
8-1- Chế phẩm sinh học BIMA (Trichoderma) của Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM
Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng phát triển một nền nông nghiệp sạch và bền vững, các loại phân bón - thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ hoặc có nguồn gốc sinh học được đề cao, tập trung nghiên cứu và phát triển. Cùng với chức năng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp, Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM đã nghiên cứu và sản xuất thành công chế phẩm sinh học BIMA có chứa vi nấm Trichoderma là loại nấm đối kháng có tác dụng cao trong việc thúc đẩy quá trình phân huỷ chất hữu cơ và có nhiều tác dụng, được dùng cho các loại cây trồng.
-Chống được các loại nấm bệnh cây trồng gây bệnh thối rễ, chết yểu, xì mủ,… do các nấm bệnh gây nên (Rhizoctonia solani, Fusarium solani, Phytophtora, Sclerotium rolfsii, …).
-Tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật cố định đạm sống trong đất phát triển
-Sinh tổng hợp các enzyme cellulase, chitinase, protease, pectinase, amlylase nên có khả năng phân giải tốt các chất xơ, chitin, lignin, pectin trong phế thải hữu cơ thành các đơn chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho cây hấp thu được dễ dàng.
-Kết hợp với phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất xốp hơn, chất mùn nhiều hơn, đất trồng có độ phì cao hơn.
-Hạn chế việc sử dụng các phân bón hoá học và thuốc trừ sâu hoá học độc hại.
-Có thể sử dụng kết hợp với một số chế phẩm vi sinh khác như biolactyl, subtyl, … để sản xuất chế phẩm Microfost phân hủy phân hầm cầu, và xử lý đáy ao hồ nuôi tôm cá, khử mùi hôi ở bãi phân, chuồng trại, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường; phối trộn để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ sinh học, tăng cường khả năng chống nấm bệnh gây hại hệ thống rễ cây trồng và cải tạo đất.

Chế phẩm sinh học BIMA
a-Đặc tính về sản phẩm:
1. Thành phần:
* Các chủng nấm Trichoderma: 5×106 bào tử/gam.
* Hữu cơ: 50%; Độ ẩm < 30%.
2. Công dụng:
- Chứa nấm đối kháng Trichoderma có khả năng tiêu diệt và khống chế ngăn ngừa các loại nấm bệnh hại cây trồng gây bệnh xì mủ, vàng lá thối rễ, chết yểu, héo rũ như: Rhizoctonia solani, Fusarium, Pythium, Phytophthora sp., Sclerotium rolfsii,…
- Tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật cố định đạm phát triển sống trong đất trồng. Kích thích sự tăng trưởng và phục hồi bộ rễ cây trồng.
- Phân giải tốt các chất xơ, chitin, lignin, pectin … trong phế thải hữu cơ thành các đơn chất dinh dưỡng, giúp cho cây hấp thu được dễ dàng.
- Kết hợp với phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất xốp hơn, chất mùn nhiều hơn, tăng mật độ côn trùng có ích và giữ được độ phì của đất.
b. Hướng dẫn sử dụng
b.1- Bón trực tiếp cho cây trồng

Cây trồng
Liều lượng
Cách bón
Bầu ươm cây con
1-2 kg/1m3
giá thể ươm cây
-Trộn đều với giá thể ươm trước khi vô bầu
Cây rau màu
(Cà chua, dưa leo,
dưa hấu, khổ qua ớt, mè, rau cải các lọai…)
3 - 6 kg/1000 m2
-Trộn với phân hữu cơ để bón đất trước khi trồng.
-Bón thúc bổ sung 1 - 2 lần/1 vụ
Cây công nghiệp (cà phê, tiêu, điều…)
Cây ăn trái (Sầu riêng, cam, quýt, bưởi, xoài…)
4 -8 kg/1000 m2
-Trộn với phân hữu cơ bón 1 - 2 lần/ năm
- Bón trực tiếp vào xung quanh gốc cây.

* Có thể dùng để tưới: hoà 1 kg chế phẩm BIMA với 30 lít nước.
b.2. Quy trình ủ phân chuồng, xác bã thực vật
- Cứ 3-4 kg chế phẩm BIMA; 20 - 30 kg super lân trộn đều với 1 tấn phân chuồng, xác bã thực vật.
- Phun dung dịch urê (1 kg urê/100 lít nước ) vào đống ủ cho ướt đều, độ ẩm đạt 50–55% (dùng tay vắt chặt hỗn hợp trộn, thấy nước rịn ra là được)
- Đảo trộn và đậy bạt, sau 4-5 ngày, nhiệt độ sẽ lên khoảng 60oC. Tiến hành đảo trộn. Nếu thấy khô, phun nước vào để tạo độ ẩm.
- Sau 25 - 30 ngày, đảo lại 1 lần, phun nước để đảm bảo độ ẩm 50-55%.
Nếu phân chưa hoai, ủ tiếp đến 30 ngày sau thì phân hoai hoàn toàn, có thể đem sử dụng. Sản phẩm phân hữu cơ thu được có thể trộn với phân NPK, urê, super lân, kali và các lọai tro trấu.
c-Liên hệ về sản phẩm, kỹ thuật:         
Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM
Điện thoại:  08.38222841 (A. Toản hoặc anh Long)
hoặc: 08.37155739 (C. Loan).
Fax: 08. 38 91 69 97. 08.38222567
Hiện nay sản phẩm chỉ có bán trực tiếp tại:
Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM:
176 Hai Bà Trưng, quận 1, TP.HCM.
Km1900, Quốc lộ 1A, quận 12, TP.HCM.
Giá bán lẻ: 45.000 đồng/kg (2007).
Nguồn: Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM

8-2- Chế phẩm hữu cơ vi ACHACOMIX SUN (Trichoderma) của Viện ứng dụng công nghệ (Bộ Khoa học và công nghệ)
a-Tên sản phẩm:
HỮU CƠ VI SINH ACHACOMIX SUN
TRICHODERMA

SẢN PHẨM CỦA VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
( BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ )
b-Tên Công ty sản xuất
NACENTECH
Địa chỉ:
Số 366A Trường Chinh, Phường 13, Q.Tân Bình, TP.HCM
ĐT: 08-38109196; 38102158; Fax: 08-38104404
c-Thành phần của phân hữu cơ vi sinh  ACHACOMIX SUN
v    Trichoderma spp. (Trichoderma viride, Trichoderma harzianum…)
v     Azotobacter spp. ( Aspergillus spp.).
v    Hữu cơ: 15 %; Axit Humic: 2%; N-P-K: 1-1-4 %;
v    CaO: 1,5%; MgO: 1,2%; S: 0,5%; Độ ẩm: 30%.
d-Công dụng của sản phẩm
-Tăng cường hệ vi sinh vật có ích giúp cải tạo đất, đặc biệt hiệu quả trong việc phục hồi đất bị thái hóa do sử dụng phân hóa học lâu năm. 
-Phân giải các chất hữu cơ và xác bã thực vật, chuyển hóa thành các chất dễ tiêu cho cây trồng.
-Đặc biệt hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh vàng lá, thối rễ, chết nhanh, chết chậm, xì mủ, lỡ cổ rể (tiêu, bưởi, cam, quýt, sầu riêng, ớt, rau cải, cà chua,…) do nấm bệnh (Phytophthora sp., Fusarium sp., Rhizoctonia solani, Sclerrotium sp., Pythium sp…) và tuyến trùng vùng rễ.
-Dùng làm men phân giải rơm rạ, hưu cơ, vỏ cà phê, phân gia súc để sản xuất phân hưu cơ sinh học.
e-Cách dùng sản phẩm
a-Dùng bón trực tiếp cho cây trồng

LOẠI CÂY TRỒNG
LƯỢNG SỬ DỤNG
PHƯƠNG PHÁP
SỬ DỤNG
LÚA


0,5 - 1 kg/1000 m2
- Rải, khuấy nước phun hoặc tưới lên lên gốc rạ sau thu hoạch
- Trộn 0,5 - 1 kg với phân rải lúc bón thúc đợt 1 và đợt 2, bón cho 1000 m2
RAU MÀU, HOA KIỂNG            
(Rau cải, ớt, cà chua, mè, dưa leo, dưa hấu…)


1 -3 kg/1000 m2
- Trộn với phân hữu cơ để bón lót trước khi gieo sạ  hoặc khuấy với nước tưới thẳng vào gốc.
CÂY CÔNG NGHIỆP CÂY ĂN TRÁI
(Cà phê, tiêu, cam, quýt, sầu riêng, xoài,…)

3 - 6 kg/1000 m2
- Trộn với phân hữu cơ để bón trực tiếp 1 - 2 lần/ năm
- Khuấy với nước tưới thẳng vào gốc.

b-Dùng làm nguồn men sản xuất phân hữu cơ
Dùng 1kg chế phẩm vi sinh Achacomix để ủ 1 tấn nguyên liệu hữu cơ. Trộn đều chế phẩm với đống ủ hoặc khuấy với nước rồi tưới đều lên đống ủ (Trộn bổ sung thêm 10 - 30 kg phân lân để tăng hiệu quả ), bổ sung nước để đạt độ ẩn 50 - 55%. Đánh đống ủ cao từ 1 - 1,5m; phủ bạt để giữ nhiệt, 10 - 15 ngày đảo 1 lần. Tùy nguồn nguyên liệu hữu cơ, sau 20- 40 ngày đống ủ sẽ chuyển thành phân hữu cơ sinh học.
Để nâng cao hiệu quả, có thể khuấy chế phẩm Achacomix trong nước pha đường chảy loãng ( 0,5 - 1 lít đường chảy / 100 lít nước + 1 - 2 kg urê ) đẻ khoảng 24 giờ, phối hợp sục khí để tăng khối vi sinh rồi sau đó dùng nước này phun đều vào đống ủ.
Bảo quản sản phẩm nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Tránh xa tầm tay trẻ em.
Nguồn: Thông tư danh mục số: 49/2010/TT-BNNPTNT - TCCS: NACENTECH - HCM/01/10
8-3- Chế phẩm nấm Trichoderma của Công ty Sinh học Phú Nông
Công ty Sinh học Phú Nông (TP. HCM) có sản xuất sản phẩm Tricoderma sp. (thể rắn và thể lỏng) và phân ủ rất tốt.
Địa chỉ:
CÔNH TY CỔ PHẦN SINH HỌC PHÚ NÔNG
Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0908462627 (A. Mỹ), 0909662693 (A. Khánh).
Ngoài ra còn rất nhiều công ty khác cũng có sản phẩm Trichoderma để phục vụ phổ biến trên thị trường.

Chế phẩm Trichoderma của Philippines

Kỹ sư Hồ Đình Hải

Tài liệu tham khảo
2-http://www.arbopave.unina.it/http://www.arbopave.unina.it/

Tổng giám đốc Viện lúa Quốc tế IRRI


Tổng Giám đốc Viện lúa Quốc tế IRRI

Tiến sĩ Robert Zeigler: Tổng giám đốc IRRI


Văn phòng Viện lúa Quốc tế IRRI ở Philippines
Tiến sĩ Robert "Bob" Zeigler là một nhà bệnh cây học quốc tế có uy tín với hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu nông nghiệp trong thế giới đang phát triển. Ông là Tổng giám đốc của IRRI.

Các hoạt động hiện tại

Tiến sĩ Robert Zeigler là giám đốc điều hành (CEO) của IRRI, người trực tiếp quản lý và điều hành công việc của mình phù hợp với các chính sách và quyết định của hội đồng quản trị. Là Tổng Giám đốc điều hành và tham vấn chặt chẽ với Ban quản trị IRRI, ông đặt ra định hướng chiến lược của Viện. Ông cũng là một phát ngôn viên đam mê về một loạt các vấn đề có ảnh hưởng đến người trồng lúa và người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Cuộc đời hoạt động chuyên nghiệp của ông kéo dài từ Châu Phi, Châu Mỹ Latinh, ở Mỹ và Châu Á. Ông đã có một sự nghiệp nghiên cứu về bệnh lúa, tập trung vào sức đề kháng của cây lúa, tác nhân gây bệnh và véc tơ di truyền quần thể cùng sự tương tác của chúng để phát triển sức đề kháng và thực hành quản lý bệnh bền vững.
Sự nghiệp của Bob (tên tự phong của Tiến sĩ Robert Zeigler) ngày càng hướng tới các nghiên cứu mở rộng bao gồm các vấn đề lực lượng xã hội định hình môi trường nông nghiệp, và cuối cùng là lĩnh vực kinh tế và chính trị liên quan đến vấn đề an ninh lương thực và chống đói nghèo ở các vùng trồng lúa trên thế giới. 
Ông đã công bố hơn 100 công trình khoa học trong các lĩnh vực trồng lúa và là một chuyên gia truyền thông về an ninh lương thực trong các phạm vi khu vực và toàn cầu.
Bob cũng là Chủ tịch sáng lập của Hội đồng quản trị của Quỹ IRRI Singapore, Một tổ chức từ thiện phi lợi nhuận được thành lập để nâng cao vị thế của nghiên cứu lúa gạo quốc tế và tạo ra nguồn tài trợ cho nó. Ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Hiệp hội các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế để quản lý một loạt các lợi ích người lao động cho nhân viên quốc được tuyển dụng để hoạt động trong 15 Trung tâm của CGIAR và một số trung tâm trực thuộc. Ông cũng phục vụ trên dự án Golden Rice nhân đạo.

Nền tảng kiến thức

Bob đã từng làm việc tại IRRI trong thời kỳ 1992-1998 như một nhà nghiên cứu bệnh học thực vật. Trong thời gian này, ông đã lãnh đạo Chương trình nghiên cứu lúa lệ thuộc nước trời ở vùng đất thấp và sau đó là Chương trình nghiên cứu lúa được tưới tiêu. Sau khi hoàn thành công việc học vào năm 1972, ông gia nhập Tổ chức Hòa bình và đã dành 2 năm như là một giáo viên khoa học tại Cộng hòa Dân chủ Congo ở Châu Phi. Sau đó, ông gia nhập Trung tâm Quốc tế về nông nghiệp nhiệt đới (CIAT) tại Colombia như một giáo sư nghiên cứu về các bệnh trên cây sắn.
Bắt đầu từ năm 1982, ông đã trải qua 3 năm ở Burundi để làm việc như một cố vấn kỹ thuật cho Chương trình phát triển ngô ở các quốc gia Châu Phi tại Viện “Des Sciences Agronomiques du Burundi”. Sau đó ông trở về CIAT, cuối cùng trở thành người đứng đầu Chương trình phát triển lúa gạo (Rice).
Ông trở thành giáo sư và người đứng đầu Sở Bệnh học thực vật và Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật tại Đại học bang Kansas ở Mỹ trong năm 1999. Trước khi trở về IRRI, ông là giám đốc sáng lập chương trình Challenge Generation (GCP) của Nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR) có trụ sở tại Mexico. HLX hỗ trợ nghiên cứu tại nhiều tổ chức trên toàn thế giới hướng về sự hiểu biết và áp dụng đa dạng di truyền để cải tiến cây trồng.
Ông đã hoàn thành Chương trình quản trị doanh nghiệp từ Trường Đại học  Harvard và Trường Quản lý Kellogg. Tiến sĩ Zeigler là một đồng Chủ tịch được bầu bầu của Hiệp hội Mỹ vì sự tiến bộ của khoa học và của xã hội Phytopathological Mỹ và là thành viên của các Hiệp hội danh dự Sigma Xi (Hiệp hội nghiên cứu khoa học) và Gamma Sigma Delta (nông nghiệp).
Ông là Chủ tịch của hội đồng quản trị của Hiệp hội các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (AIARC). Các thành viên của AIARC hợp nhất trong Khối thịnh vượng chung Virginia, quản lý thanh toán tiền lương, hưu trí và trợ cấp y tế và bảo hiểm cho hơn 1.200 nhân viên quốc tế được tuyển dụng ở 15 trung tâm của CGIAR và những người về hưu của các tổ chức này.
Ông là tác giả và đồng tác giả của hơn 100 bài báo có giá trị tham khảo quốc tế và các bài báo khoa học đã được chuyển giao thành nhiều bài giảng trên toàn thế giới. Ông đã kết hôn và có ba con đã trưởng thành.

Tiến sĩ Robert Zeigler


Bob Zeigler thăm Yunnan, Trung Quốc

Thành quả Giáo dục

-Cử nhân Khoa học (Bằng Danh dự cao) (1972), Đại học Illinois. 
Lĩnh vực chính: khoa học sinh học. 
Lĩnh vực phụ: Hóa học và Toán.
-Thạc sĩ Khoa học (1978), Đại học bang Oregon. 
Lĩnh vực chính: Sinh thái rừng. 
Lĩnh vực phụ: Đất / Thống kê.
-Tiến sĩ Triết học (1982), Đại học Cornell và CIAT. 
Lĩnh vực chính: Bệnh học thực vật. 
Lĩnh vực phụ: giống cây trồng.

Quá trình công tác

-Giáo viên khoa học Trường Cao đẳng Musim, Mokala, Zaire. (Peace Corps) (1972-1974).
-Chuyên viên Kỹ thuật Trung tâm nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson, Seattle (1974-1975).
-Nghiên cứu sinh sau đại học / Teaching Assistant, Đại học bang Oregon.  Ban Thực vật học và bệnh học thực vật (1975-1977).
-Trợ lý nghiên cứu sau đại học / Teaching Assistant, Đại học Cornell. Khoa Bệnh học thực vật (1978-1980).
-Tham lý nghiên cứu Chương trình sắn của CIAT (1980-1981).
-Cố vấn kỹ thuật, Chương trình ngô Burundi, Viện des Sciences Agronomique du Burundi. Nhân viên của Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Phát triển (IDRC), Ottawa, Canada (1982-1985).
-Nghiên cứu viên bệnh học thực vật, Chương trình nhân viên cao cấp về Cây lúa ở Viện CIAT (1985-1992).
-Lãnh đạo Chương trình lúa nhiệt đới tại Viện “Centro Internacional de Agricultura” (CIAT), Cali, Colombia (1986-1992).
-Lãnh đạo Chương trình nghiên cứu lúa lệ thuộc nước mưa và nghiên cứu bệnh học thực vật, IRRI (1992-1996).
-Lãnh đạo Chương trình nghiên cứu lúa có tưới tiêu và nghiên cứu bệnh học thực vật, IRRI (1992-1998).
-Giáo sư và Trưởng Bộ môn Bệnh học thực vậtGiám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật, Kansas State University (1999-2004).
-Giám đốc Chương trình Thách thức thế hệ (2004-tháng 3 năm 2005).
-Tổng giám đốc Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) (2005-hiện tại).

Chủ tịch nước Việt Nam tiếp Tổng giám đốc IRRI


Thủ tướng Việt Nam tiếp Tổng giám đốc IRRI

Giải thưởng và các hiệp hội

-Giải Sigma Chi (1982).
-Giải thưởng Xuất sắc về Xuất bản nghiên cứu từ Trung tâm Quốc tế về nông nghiệp nhiệt đới (1994).
-Giải thưởng Xuất sắc về Xuất bản nghiên cứu từ Trung tâm Quốc tế về nông nghiệp nhiệt đới (1996).
-Giải thưởng Gamma Sigma Delta (Honor Society Nông nghiệp 2000).
-Giải thưởng Dịch vụ quốc tế, Hiệp hội Phytopathological Mỹ (2001).
-Giải thưởng Ai là Ai trong Giáo dục Đại học Nông nghiệp (2003).
-Huy chương "Vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp ở Việt Nam", (2007).
-Giải thưởng dành cho Tiến sĩ Khoa học (Honoris Causa) từ Sardar Vallavh Bhai Patel Đại học Nông nghiệp và Công nghệ, Modupuram, Uttar Pradesh, Ấn Độ (2007).
-Giải thưởng sáng tạo toàn cầu Tạp chí Time (2007).
-Đồng sáng lập Hiệp hội Mỹ vì sự tiến bộ của Khoa học Mỹ (AAAS).
-Giải thưởng Lãnh đạo cựu sinh viên từ các bang Oregon Đại học Nông nghiệp (2008).
-Thành viên của Hội Phytopathological Mỹ (2009).
-Giải thưởng EC Stackman từ Đại học Minnesota (2009).
-Giải thưởng hệ đối tác cho Chương trình Mô hình sáng tạo Viện Thực phẩm và Nông nghiệp (NIFA) (2010).
-Huy chương "vì sự nghiệp khoa học và phát triển công nghệ tại Việt Nam" (2010).
-Giải thưởng dành cho Tiến sĩ Khoa học (Honoris Causa) từ Đại học Nông nghiệp và Công nghệ Govind Ballabh (GBPUA & T) ở Pantnagar, Uttarakhand (2011).
-Giải thưởng danh dự Bảo vệ thực vật quốc tế của Hiệp hội Quốc tế về Khoa học Bảo vệ cây trồng (IAPPS) (2011).
-Giải thưởng Lãnh đạo trong khoa học về dịch vụ công từ Hiệp hội các nhà sinh học thực vật (2013).

Các ấn phẩm tiêu biểu gần đây

1-Bệnh cây và phụ thuộc của thế giới vào gạo, RS Zeigler và S. Savary trong Vai trò của bệnh cây trong an toàn thực phẩm và an ninh lương thực, bệnh học thực vật trong thế kỷ 21, năm 2010, Tập 3, Phần 1, 3-9.
2-Zeigler, RS, Sự phù hợp của gạo. Lúa 1 (1): 3-10, bệnh. Tài liệu tham khảo. Tháng Chín năm 2008.
3-Zeigler, RS, tính bền vững của các hệ thống sản xuất lúa gạo: nước, đất, và các dịch vụ hệ sinh thái. Trong: gạo, nước, rừng, ed. bởi SJ Banta, p. 83-115, bệnh.Tài liệu tham khảo. Los Banos, Laguna: Quỹ Châu Á gạo, năm 2008.
4-Tương tác dinh dưỡng sâu dưới tưới hệ thống sản xuất vùng đồng bằng lúa với thực tế của nông dân phân bón và quản lý dinh dưỡng trang web cụ thể ở Nam và Đông Nam Á, Cruz PCS, Dobermann A, Du F, Simbahan GC, Hill JE, Zeigler RS, Dela Pena FA, Samiayyan K , Suparyon, Tuất NV, Zhong Z. Philippines Tạp chí Khoa học cây trồng, Khối lượng: 32 cấp: 1 Trang: 13-28 Xuất bản: tháng 4 năm 2007.
5-Zeigler RS, Tại sao gạo vẫn còn quan trọng ở châu Á và IRRI những gì đang làm về nó. Trong: Có gạo có một tương lai ở châu Á? p. 3-11, bệnh. [Sl: Sn], 2007.
6-Zeigler, RS Tiêu đề Rice và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ: kế hoạch chiến lược của Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế của 2007-2015. Nguồn lúa nước Môi.5 (2): 67-71. Tháng 6 năm 2007.
7-Zeigler, RS Mang hy vọng, cải thiện đời sống. Trong: Khoa học, công nghệ và thương mại cho hòa bình và thịnh vượng [electronic resource]: thủ tục tố tụng của Hội nghị quốc tế 26 nghiên cứu lúa gạo, 09-ngày 12 Tháng 10 năm 2006, New Delhi, Ấn Độ, ed. P. K Aggarwal, et al., p. 15-22. New Delhi: Viện hàn lâm khoa học nông nghiệp; Los Banos, Laguna: IRRI, 2007.
Các ấn phẩm khác:
Google Scholar (bài viết học thuật của "RS Zeigler")
ISI Web of Knowledge (phản biện chuyên gia tạp chí do "Zeigler RS")
Thư mục giống lúa của IRRI (liên quan ấn phẩm lúa của "Zeigler, RS")
Tài liệu cần đọc thêm
Written on Wednesday, 05 December 2012 13:04
Written on Wednesday, 31 October 2012 08:19
Nguồn: Dr. Robert Zeigler from IRRI Website
                                                                                       Kỹ sư Hồ Đình Hải